TIN VPO PHARCO
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu không ảnh hưởng thai nhi
Bệnh cảm cúm ở bà bầu
Trước khi tìm cách chữa cảm cúm cho bà bầu, chúng ta hãy đến với một số thông tin tổng quan về bệnh cảm cúm.
Bệnh cảm cúm là một bệnh do nhiễm virus cúm (influenza virus) gây ra, bệnh có thể truyền nhiễm qua dịch tiết từ cơ thể người bệnh. Hiện nay, có nhiều nhóm virus cúm đã được phát hiện như: cúm A, B, C,... Trong đó, cúm A và B là 2 nhóm gây bệnh phổ biến.
Virus influenza - nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở người
Trong các đối tượng có thể nhiễm bệnh thì bà bầu có nguy cơ mắc cảm cúm cao nhất, đặc biệt vào giai đoạn đầu thai kỳ (3 tháng đầu mang thai). Ở giai đoạn này, thai phụ có nhiều thay đổi trong cơ thể (thay đổi nội tiết, cơ quan sinh dục,...) và nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh do hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Do đó, sức đề kháng tự nhiên của cơ thể không đủ đảm bảo trước sự tấn công của virus cúm.
Sốt cao thường thấy ở bà bầu bị cảm cúm
Lưu ý: Cần phân biệt cảm cúm và cảm lạnh trước khi áp dụng các cách chữa bệnh cảm cúm cho bà bầu vì triệu chứng của 2 loại bệnh này có nhiều nét tương đồng.
Nguyên nhân mẹ bầu bị cảm cúm
Mặc dù phụ nữ mang thai mắc cúm là điều khá bình thường nhưng nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Do đó, mẹ cần biết những nguyên nhân gây nên bệnh cảm cúm để có phương pháp điều trị kịp thời. Mẹ bầu bị cảm cúm có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan:
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của mẹ đã có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, cơ thể trở nên yếu hơn. Do đó, mẹ bầu sẽ rất dễ bị bệnh khi có sự tác động của các virus hoặc các tác nhân gây bệnh.
- Nguyên nhân khách quan:
Thời tiết, môi trường xung quanh thay đổi làm cho cơ thể mẹ bầu dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Hoặc mẹ bầu tiếp xúc gần với những người bị cảm cúm nên các virus cúm bị lây nhiễm chéo thông qua nước bọt của người nhiễm bệnh.
Triệu chứng bị cảm khi mang thai
Một số dấu hiệu nhận biết cảm ở bà bầu để có cách chữa cúm cho bà bầu kịp thời:
- Đau đầu kèm theo các cơn đau cơ hoặc toàn bộ cơ thể.
- Viêm họng, nghẹt mũi và thường xuyên chảy nước mũi.
- Cảm giác ớn lạnh mặc dù đã giữ ấm.
- Ho khan - ho không kèm theo đờm hoặc dịch đường hô hấp.
- Sốt cao, có thể lên đến 40°C.
- Bà bầu có thể cảm thấy mệt mỏi suốt giai đoạn phát bệnh.
Cảm cúm khi mang thai có được dùng thuốc?
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần đặt biệt quan tâm, chú trọng đến sức khỏe của mình. Khi mắc cảm cúm, mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì hành động ngày sẽ vô tình gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy hiểm nhất là có một số thành phần trong thuốc có thể gây nguy hại cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe của mẹ bầu. Khi tìm cách trị cảm cúm cho mẹ bầu 3 tháng cuối, mẹ nên lưu ý không được tự ý dùng thuốc.
Nếu mẹ bầu muốn giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu do ho, cảm cúm thì nên dùng các loại thuộc trị cảm dành cho bà bầu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng aspirin, ibuprofen, codeine và các loại thuốc giảm đau vì loại thuốc này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ.
Không được tự ý dụng thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ
Các loại thuốc nên tránh khi mang thai
- Thuốc giảm đau: Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai không được dùng các loại thuốc để giảm đau như ibuprofen, ketoprofen và aspirin liều cao. Các nguy cơ xảy ra tác dụng phụ cho cả mẹ và thai nhi xảy ra ngay cả với một liều duy nhất, dùng bằng cách bôi ngoài da hay đường uống.
- Thuốc điều trị cúm: Các loại thuốc này có chứa chất chống viêm không steroid, bị chống chỉ định nghiêm ngặt đối với bà bầu.
- Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh thường chống chỉ định hoặc không khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai vì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho thai nhi. Ví dụ như thuộc kháng sinh họ cyclin có thể làm đổi màu răng sữa của bé nếu mẹ dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ, thuốc họ aminoglycoside gây độc thính giác và thận,...
- Thuốc điều trị mụn: Trong thuốc trị mụn có thể chứa một số thành phần không thích hợp với phụ nữ mang thai, điển hình như hoạt chất Isotretinoin, chất retinoid, adapalene, thuốc nội tiết,...
- Thuốc chống đông máu: Các loại thuốc chống đông máu đường uống thường được chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Nếu cần thiết thì có thể thay thế bằng thuốc dạng tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc trầm cảm: Phụ nữ mang thai nếu sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm chứa paroxetine có thể khiến thai nhi bị dị tật hoặc biến chứng.
- Ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác bị chống chỉ định hoặc không được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Bà bầu bị cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có, bệnh cảm cúm gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi nếu không trị cảm cho bà bầu kịp thời. Virus cúm là một trong những nguyên nhân gây dị tật thai nhi, đặc biệt ở mẹ bầu từ 13 tuần đầu thai kỳ trở xuống. Một số dị tật bẩm sinh thường gặp như: hở hàm ếch, tim bẩm sinh (chủ yếu là hở van tim), một số khiếm khuyết trên cơ thể.
Ngoài ra, triệu chứng sốt cao kết hợp độc tính của virus có thể dẫn đến tình trạng kích thích co bóp tử cung, nguy cơ cao gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Bà bầu bị cảm cúm có thể dẫn đến sinh non, gây nguy hiểm cho bé
Hơn nữa, não bộ của thai nhi rất yếu và dễ bị ảnh hưởng (thường là rối loạn thần kinh) nếu không có cách chữa cảm cúm cho bà bầu kịp thời. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các kháng thể cúm của mẹ bầu có nguy cơ lọt qua nhau thai và gây tác động xấu đến hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện của thai nhi. Ngoài ra, nhiệt độ cao khi sốt (triệu chứng điển hình của cảm cúm) gây tác động xấu đến sự phát triển của não bộ nếu tình trạng này kéo dài.
Bên cạnh đó, tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây trị cảm cúm hiện nay có thể gây tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Do đó, chữa cảm cúm không dùng thuốc vẫn là phương án an toàn và hiệu quả nhất. Khi phát hiện bệnh cần phải liên hệ với bác sĩ sớm nhất để có cách trị cảm cúm cho bà bầu phù hợp.
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu hiệu quả
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần quan tâm đến sức khỏe bản thân để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý phổ biến hiện nay như: thiếu máu, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), tăng huyết áp,... Trong đó, cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi nếu bà bầu không được điều trị kịp thời.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Đối với phụ nữ, thời kỳ mang thai là giai đoạn cần được nghỉ ngơi và chăm sóc nhiều nhất. Điều này càng phải được chú trọng trong thời gian bà bầu bị cảm cúm. Nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc phù hợp sẽ góp phần hạn chế biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, giúp bà bầu nhanh chóng khỏi bệnh.
Bà bầu bị cảm cúm nên được nghỉ ngơi nhiều hơn vì ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh
Mẹo chữa cảm cúm bằng tỏi
Tỏi là gia vị thiết yếu, với hàm lượng dinh dưỡng cao (protein, carbohydrates, vitamin nhóm B, sắt, canxi,...). Ngoài ra, hợp chất hữu cơ sulfur trong tỏi có khả năng phòng và điều trị cảm cúm hiệu quả do tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Đây được xem như là một cách chữa cảm cúm cho bà bầu hiệu quả.
Phương pháp chế biến tỏi tốt nhất là ăn sống, vì tỏi nấu chín chỉ giữ lại khoảng 60% dưỡng chất. Tỏi sử dụng nên được băm nhuyễn trước đó khoảng 10 - 15 phút để enzyme trong gia vị này có đủ thời gian kích thích alliin biến đổi thành allicin - chất kháng sinh tự nhiên, rất tốt cho người bị cúm.
Sử dụng tỏi để trị cảm cúm hiệu quả
Tía tô kết hợp kinh giới cách chữa cảm cúm an toàn cho bà bầu
Theo Đông y, kinh giới là vị thuốc từ thiên nhiên an toàn và có thể cải thiện các triệu chứng của cảm cúm hiệu quả. Cây này có vị cay, tính ấm nên được sử dụng trong việc tăng tiết mồ hôi, lợi tiểu, chữa sốt cao, điều trị cảm gió, dị ứng và cầm huyết (sao đen).
Trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, sử dụng bài thuốc y học cổ truyền từ lá kinh giới đã giúp nhiều gia đình vượt quá bệnh tật. Đây cũng là một loại rau nên có thể kết hợp vào bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị cảm cúm.
Lá kinh giới được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh cảm cúm
Nguyên liệu cần có để nấu nước:
- 15g lá kinh giới.
- 15g lá tía tô.
- 2,5g cam thảo.
Cách nấu nước thuốc:
- Bước 1: Rửa các nguyên liệu với nước sạch. Mang lá kinh giới và tía tô ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất bên ngoài lá. Sau đó, rửa lại với nước một lần nữa.
- Bước 2: Đun 2 lít nước trong nồi đến khi sôi thì tiến hành bỏ tất cả nguyên liệu vào. Đậy kín nắp, tiếp tục đun khoảng 2 - 3 phút thì tắt bếp để nước nguội
- Bước 3: Có thể bảo quản nước trong ngăn mát tủ lạnh. Uống nước trước bữa ăn khoảng 10 - 30 phút (ngày uống 3 lần).
Cách chữa cảm cúm khi mang thai: Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Mẹ bầu bị cảm cúm có thể súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Việc này giúp làm sạch khoang miệng, mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi,...
Dùng nước muối sinh lý để trị cảm cúm
Xông mặt bằng lá thuốc khi bà bầu bị cảm
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả tức thời trong việc điều trị một số triệu chứng cảm cúm như: nghẹt mũi, cảm, sốt,... “Combo” gừng, chanh và sã được nhiều người sử dụng trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát và đã phát huy hiệu quả rất tốt. Một số loại lá thuốc như: bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà,... cũng là lựa chọn khá phổ biến trong xông hơi điều trị.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng viên xông mua ở hiệu thuốc để sử dụng nếu không tìm thấy các thành phần lá thuốc kể trên.
Xông hơi giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Bạn có thể kết hợp cùng lúc từ 5 đến 7 loại lá khác nhau (khoảng 50 - 100g/loại) để tăng hiệu quả cho cách chữa cảm cúm cho bà bầu này. Dưới đây là các công đoạn xông hơi được bác sĩ khuyến nghị:
- Bước 1: Đun các lá thuốc chuẩn bị với lượng nước vừa đủ khoảng 3 - 5 phút.
- Bước 2: Mở hé nắp nồi để một lượng khí nóng bốc ra. Mẹ bầu cũng có thể chuẩn bị một cái mền hoặc vải lớn để chùm kín bản thân với nồi nước sôi. Lúc này, mẹ bầu tiến hành hít thở thật đều và nhiều nhất có thể.
- Bước 3: Sau khoảng 5 - 10 phút hoặc khi mặt toát mồ hôi thì dừng lại. Mẹ bầu nên bù nước sau khi xông vì quá trình này có thể khiến cơ thể bị mất nước.
Mẹ bầu bị cảm nên ăn cháo trứng nóng
Bên cạnh việc, đây là một cách chữa cảm cúm cho bà bầu, cháo trứng nóng với hành và lá tía tô cũng bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai phụ như: protein, chất xơ, tinh bột,... Bà bầu nên ăn khi cháo vẫn còn nóng để cơ thể tăng tiết mồ hôi, hơi ẩm có thể làm loãng dịch ở mũi.
Bổ sung vitamin C là cách đơn giản để trị cảm cúm cho mẹ bầu
Khi nhắc đến các cách chữa cảm cúm cho bà bầu thì thường được các chuyên gia y tế khuyên sử dụng nước ép cam, ổi,... Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt như: bưởi, ổi, cam, chanh,... chính là lý giải cho việc này.
Đối với việc điều trị cảm cúm, vitamin C giúp các tế bào chống lại các gốc tự do (hiện tượng oxy hóa) và tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Do đó, bệnh cảm cúm được rút ngắn thời gian hồi phục hơn. Ngoài ra, bổ sung đủ lượng vitamin này mỗi ngày giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và một số bệnh như: loạn nhịp tim, bệnh thiếu máu tán huyết,...
Vitamin C có nhiều trong các loại cây họ cam quýt
Trong đó, ổi là trái cây có hàm lượng vitamin C cao nhất, với thành phần dinh dưỡng giàu chất xơ. Bà bầu có thể bổ sung vitamin C qua loại trái này để hạn chế tình trạng gắt cổ, hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, ớt cũng có hàm lượng vitamin C cao, nhưng không được khuyến khích cho mẹ bầu, đặc biệt khi đang mắc cảm cúm.
Tránh xa nơi đông người, người nhiễm bệnh
Bệnh cảm cúm thường bùng phát khi thời tiết thay đổi hoặc thời điểm giao mùa. Do đó, Khi bị cảm cúm bà bầu cần cẩn thận trong thời điểm này. Hạn chế ra ngoài nếu không thực sự cần thiết, trang bị khẩu trang khi đến nơi đông người,... là những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cảm cúm hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng để chống lại bệnh cảm cúm
Bất kỳ khi nào đề cập đến vấn đề cách chữa cảm cúm cho bà bầu thì chế độ dinh dưỡng luôn được nhắc đến. Không chỉ riêng bà bầu mà sức khỏe của tất cả chúng ta được quyết định rất nhiều bởi những gì chúng ta “nạp” vào cơ thể. Một chế độ cân bằng 5 nhóm chất thiết yếu (protein, chất béo tốt, vitamin, khoáng chất và tinh bột) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phải đảm bảo đủ các nhóm chất cần thiết
Hơn nữa, trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn để đảm bảo sự phát triển toàn diện của em bé. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn nhấn mạnh sự quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng trong sức khỏe tổng thể của chúng ta. Có thể trị cảm cho bà bầu không dùng thuốc bằng cách cân bằng tháp dinh dưỡng một cách khoa học, đầy đủ chất.
Uống nhiều nước - cách chữa cảm cúm cho bà bầu
Theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế thì việc bổ sung nước trong thời điểm bị cảm cúm là rất cần thiết. Bà bầu có thể bị mất nước thông qua nôn, tiêu chảy và sốt cao. Do đó, bù nước giúp đảm bảo các hoạt động cơ thể diễn ra bình thường.
Bà bầu có thể bù nước qua nước lọc, nước ép trái cây, đồ ăn lỏng (cháo, súp,...), nước dừa, nước bù điện giải,...
PulmoAnti - Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm lành tính
Mang thai là giai đoạn đau đớn và cơ thể phụ nữ dễ bị tổn thương nhất. Do đó, cách chữa cảm cúm cho bà bầu cần phải an toàn và đảm bảo độ hiệu quả. PulmoAnti được sản xuất từ những loại dược liệu quý từ nhiên thiên như: bạch biển đậu, sắn dây, mạch môn,... mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị và lành tính cho bà bầu.
Sản phẩm đã được cấp phép và lưu hành rộng rãi với công dụng như: hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm, hạn chế đau rát họng, khản tiếng,... Ngoài ra, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, VPO PHARCO là một trong những đơn vị đi đầu hỗ trợ chính quyền chống dịch. Với những sản phẩm hỗ trợ điều trị PulmoAnti đã giúp bệnh nhân vượt qua ngưỡng cửa sinh tử.
PulmoAnti có thể được sử dụng hỗ trợ điều trị cảm cúm cho bà bầu
Chữa cảm cúm bằng gừng - Cách trị cảm cúm cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Gừng là một loại thảo dược mang nhiều công dụng thần kỳ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian. Khi bị cúm, bà bầu nên dùng gừng để làm ấm cơ thểm, làm sạch các chất độc, vi-rút, vi khuẩn nhằm cải thiện lưu thông máu cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, gừng còn giúp làm giảm các triệu chứng ợ nóng của bà bầu.
Khi nào cần đưa bà bầu đến gặp bác sĩ?
Cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn nhất là phải đưa họ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi phát hiện các triệu chứng cảm cúm. Các xét nghiệm lâm sàng có thể cho biết chính xác nhóm virus và biến chứng nguy hiểm cho thai nhi hay không. Tự ý sử dụng thuốc trong giai đoạn này có thể tác động xấu đến cả mẹ và bé, thậm chí sẩy thai.
Bên cạnh đó, nếu bà bầu bị sốt cao trên 39°C, các triệu chứng bệnh trở nặng hoặc kéo dài cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị kịp thể. Bất kỳ nguy hiểm nào đối với mẹ bầu trong thời điểm này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Có nhiều cách chữa cảm cúm cho bà bầu, nhưng tất cả phải được sự cho của bác sĩ chuyên khoa. Người thân cần theo dõi thai phụ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh. Ngoài ra, một số sản phẩm hỗ trợ như PulmoAnti có thể được thêm vào quá trình điều trị để cải thiện các triệu chứng và hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi. Vui lòng liên hệ VPO PHARCO để biết thêm thông tin về công dụng, dược tính và cách dùng của PulmoAnti đối với mẹ bầu!
Thông tin liên hệ:
🌐 Website: https://vpopharco.com.vn/
📞 Hotline: 034 955 0629
📧 Email: vpopharco@gmail.com
🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.