TIN VPO PHARCO

Bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh hết bệnh, hồi phục sức khỏe?

30.08.2022 - bởi VPOPHARCO
Bị cảm cúm nên ăn gì để đạt hiệu quả trong việc điều trị bệnh và tăng cường quá trình phục hồi của cơ thể. Trong bài viết dưới đây, VPO PHARCO sẽ cung cấp thông tin chi tiết để giải đáp tất cả những thắc mắc về vấn đề này.

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm thông qua nhiễm trùng giọt gây ra bởi các loại virus cúm (Influenza virus). Thời gian ủ bệnh khoảng 1 - 4 ngày. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày. Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu suy giảm hoặc phát sinh biến chứng thì người bệnh cần nhập viện để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị.

Bệnh cúm có thể truyền nhiễm virus qua dịch tiết

Bệnh cúm có thể truyền nhiễm virus qua dịch tiết 

Bị cảm cúm nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh cúm. Ngoài các dưỡng chất thiết yếu mỗi ngày, thành phần làm tăng đề kháng trong thực phẩm cũng giúp cơ thể chống chọi với virus tốt hơn.

Tỏi

Từ lâu, tỏi không chỉ được là một thực phẩm quan trọng, mà còn là vị thuốc chữa một số bệnh phổ biến (cảm lạnh, cảm cúm,...). Theo Đông y, thực phẩm này có vị cay, tính ôn giúp khử hàn ẩm và loại trừ tác nhân gây ho. 

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy allicin - một thành phần rất tốt trong việc điều trị bệnh cảm cúm trong tỏi. Nếu người bệnh thường xuyên ăn tỏi có thể giảm nhanh các triệu chứng như: nghẹt mũi, đờm, ho,... Ngoài ra, thực phẩm này còn có tính sát khuẩn cao, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Tỏi có tác dụng mạnh mẽ trong việc điều trị bệnh cảm cúm

Tỏi có tác dụng mạnh mẽ trong việc điều trị bệnh cảm cúm

Gừng

Gừng là một loại “gia vị” có chứa hợp chất Gingerol giúp cơ thể chống lại virus cảm cúm. Khi cảm thấy lạnh hoặc ớn lạnh trong người, người bệnh có thể pha chế một ly nước nóng cùng với gừng tươi, chanh và mật ong để uống. Một tách trà gừng này sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp và dễ chịu hơn.

Gừng là một gia vị giúp cơ thể chống lại virus cúm

Gừng là một gia vị xuất hiện trong nhiều món ăn để giúp cơ thể chống lại virus cúm

Gia vị cay

Triệu chứng nghẹt mũi thường kéo dài cho đến khi cảm cúm biến mất nên gây ra nhiều bất tiện và khó khăn trong việc thở đối với người bệnh. Trong trường hợp này, một số gia vị có vị cay, nồng (tiêu, ớt,...) chứa thành phần Beta-Carotene sẽ giải quyết được vấn đề gặp phải. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang bị đau họng hoặc gặp các vấn đề về dạ dày thì nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Ớt cayenne hỗ trợ giảm chất nhầy trong mũi và giảm đau họng

Ớt cayenne hỗ trợ giảm chất nhầy trong mũi và giảm đau họng

Canh hầm 

Các triệu chứng điển hình của cảm cúm như: sốt, ho, đau đầu, đau mỏi toàn thân,... sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, cũng như hấp thụ dưỡng chất. Do đó, người bệnh cúm có thể ăn canh hầm từ thịt và rau củ để bổ sung dinh dưỡng mà không cảm thấy ngấy.

Nguyên liệu để nấu các món canh hầm rất dễ mua tại các siêu thị mini hoặc chợ truyền thống. Bạn có thể lựa chọn các loại thịt (thịt gà, thịt bò,...), rau củ (nấm, bông cải,...) hoặc kết hợp cả hai. 

Ngoài ra, khi người bệnh ăn canh hầm cũng đã gián tiếp bổ sung nước cho cơ thể. Hơi ấm từ nước hầm có thể làm dịu cảm giác nghẹt mũi và loãng dịch đặc bên trong.

Canh hầm thịt giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Canh hầm thịt giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Lưu ý: Đối với người gặp các vấn đề về xương khớp (bệnh gout) nên hạn chế các thực phẩm nhiều đạm để tránh hấp thụ quá nhiều purin khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Cháo hoặc súp

Ngoài canh hầm, cháo là lựa chọn phổ biến dành cho người bệnh cảm cúm. Đây là phương pháp chế biến tốt cho quá trình tiêu hóa, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Thành phần dinh dưỡng trong cháo được quyết định bởi nguyên liệu được sử để chế biến. Thông thường, thịt bằm sẽ được thêm vào để bổ sung protein. Trong khi đó, các loại rau củ kèm theo (rau mùi, hành, cà rốt, nấm, bắp,...) có tác dụng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Cháo thịt bằm đã không còn quá xa lạ mỗi khi mắc bệnh

Cháo thịt bằm đã không còn quá xa lạ mỗi khi mắc bệnh

Ngoài ra, trong cháo còn có thành phần tinh bột từ gạo khiến người bệnh cảm thấy no lâu hơn so với việc chỉ ăn canh. Một lựa chọn thay thế phù hợp cháo có thể kể đến như súp. 

Trái cây giàu vitamin C

Trái cây chứa hàm lượng lớn vitamin - dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào và chuyển hóa cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Do đó, việc bổ sung trái cây hằng ngày là rất quan trọng, đặc biệt đối với người bệnh cúm càng không thể thiếu. 

Trong đó, cơ thể người trưởng thành cần khoảng 100mg vitamin C mỗi ngày. Việc bổ sung tối ưu nhất là qua chế độ ăn uống, cụ thể là các loại trái cây giàu dưỡng chất này như: ổi, cam, dâu tây, cà chua,... 

Vitamin C có tác dụng hỗ trợ cơ thể sản sinh collagen - một loại protein rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc các mô liên kết (da, xương, sụn khớp,...). Ngoài ra, dưỡng chất này còn hỗ trợ cải thiện khả năng của hệ miễn dịch, giúp khả năng đề kháng của người bị cúm có thể chống lại virus gây bệnh.

Vitamin C có nhiều trong các loài cây thuộc họ cam quýt

Vitamin C có nhiều trong các loài cây thuộc họ cam quýt

Rau xanh

Các loại rau xanh như rau bina (rau chân vịt hay cải bó xôi), cải xoăn,... có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể do có chứa lượng vitamin C, E dồi dào. Người bệnh cảm cúm có thể kết hợp những loại rau xanh phổ biến trong các phương pháp chế biến khác nhau như: cháo, canh, súp,... để người bệnh có thể ăn.

Rau xanh nguồn cung cấp vitamin A, C, E và K dồi dào

Rau xanh nguồn cung cấp vitamin A, C, E và K dồi dào

Bông cải xanh

Bông cải xanh (Brassica oleracea) hay súp lơ xanh là “thực phẩm vàng” bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài các chất như sulforaphane, glucosinolate, phenolics, thực phẩm này còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu và chất chống oxy hóa. Nếu người bệnh cúm ăn bông cải xanh thường xuyên sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

Thành phần dinh dưỡng tuyệt vời có trong bông cải xanh

Thành phần dinh dưỡng tuyệt vời có trong bông cải xanh

Nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất điện giải, Kali và Glucose giúp cung cấp năng lượng khi người bệnh gặp tình trạng sốt, cảm cúm. Vì vậy, nếu người mắc cúm đang băn khoăn liệu có nên uống nước dừa khi bị cảm cúm, sốt cao được hay không thì hãy YÊN TÂM vì loại nước trái cây ngọt ngào và mát mẻ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

Nên uống nước dừa khi bị cảm cúm và sốt cao

Nên uống nước dừa khi bị cảm cúm và sốt cao

>>> Tham khảo thêm: Sốt uống nước dừa được không?

Sữa chua

Sữa và các chế phẩm từ sữa là những thực phẩm giàu dưỡng chất, đặc biệt tốt đối với trẻ em trong giai đoạn phát triển. Trong đó, sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn Probiotics và kẽm được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng mỗi ngày để giảm thời gian và tần suất mắc cảm cúm. Carbohydrate trong sữa chua cũng cung cấp năng lượng, giúp bạn nhanh khỏi ốm.

Việc thêm sữa chua vào khẩu phần ăn tương đối đơn giản, người bệnh có thể bổ sung chung với các loại hạt hoặc ngũ cốc ăn sáng. Tuy nhiên, sữa chua sử dụng nên là loại không hoặc ít đường để hạn chế nồng độ đường trong máu. 

Sữa chua được khuyến nghị sử dụng mỗi ngày

Sữa chua được khuyến nghị sử dụng mỗi ngày

Lưu ý: Người bệnh không nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng, vì hệ miễn dịch của người bị cúm vẫn còn yếu. 

Yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm được các bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng hằng ngày để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt, thực phẩm này thường được sử dụng trong bữa ăn sáng của các gia đình phương tây. Yến mạch có thành phần giàu vitamin E và chất xơ beta-blucan, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, polyphenol trong loại thực phẩm này cũng có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.

Mẹo: Bạn nên sử dụng yến mạch nguyên hạt để bổ sung tối đa dinh dưỡng có bên trong.

Bột yến mạch là một món ăn bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng

Bột yến mạch là một món ăn bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng

Thịt bò

Thịt bò, gan lợn và cá là những thực phẩm giàu kẽm. Đây là loại dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể chống lại các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Trung bình, 85g thịt bò chứa khoảng 7 mg kẽm.

Hơn nữa, thịt bò cũng là loại thực phẩm giàu protein và vitamin B, giúp tăng cường sức đề kháng và khôi phục nhanh chóng cho cơ thể. Vì vậy, khi mắc bị cảm cúm thì hãy chuẩn bị các món ăn có thịt bò để tận dụng những lợi ích này.

Người bị cảm cúm nên ăn thực phẩm giàu kẽm

Người bị cảm cúm nên ăn thực phẩm giàu kẽm

>>> Tham khảo thêm: Ăn uống gì để tăng sức đề kháng?

Bị cảm cúm không nên kiêng gì?

Ngoài bị cảm cúm nên ăn gì thì các thực phẩm cần tránh cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Nếu thực phẩm tốt giúp người bệnh nhanh hồi phục thì các lựa chọn sau đây sẽ khiến tình trạng bệnh kéo dài hoặc tệ hơn.

Thức ăn cứng

Người bị cúm thường bị chán ăn và có hệ tiêu hóa không được đảm bảo. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn quá nhiều thức ăn cứng như: bánh quy giòn, khoai tây chiên,... trong khi còn bệnh.

Ngoài ra, các loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng ho và đau họng nghiêm trọng hơn do các mẫu nhỏ có thể mắc vào dịch nhầy mũi hoặc cổ họng. Người bệnh có thể gặp tình trạng nóng trong người nếu ăn quá nhiều các loại thức ăn cứng trong cùng một thời điểm. 

Bánh quy không được khuyến khích sử dụng khi vẫn còn các triệu chứng bệnh

Bánh quy không được khuyến khích sử dụng khi vẫn còn các triệu chứng bệnh

Thực phẩm chế biến sẵn

Nhóm thực phẩm này bao gồm thức ăn nhanh và đồ hộp chứa rất ít dinh dưỡng. Do đó, cơ thể sẽ không có đủ các dưỡng chất thiết yếu để chống chọi với virus gây bệnh. Thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng calo cao nếu được sử dụng thường xuyên sẽ tăng nguy cơ cao mắc các bệnh như béo phì, tim mạch,...

Người mắc cảm cúm nên kiêng thức ăn nhanhNgười mắc cảm cúm nên kiêng thức ăn nhanh

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Khi bị cảm cúm, người bệnh không nên chọn các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, được chiên hoặc xào. Bởi vì, thức ăn chứa nhiều dầu có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi và đòi hỏi năng lượng lớn để tiêu hóa. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp chế biến món ăn nhẹ nhàng như luộc, hấp, cháo, súp,..

Khi bị cúm không nên chọn những thức ăn nhiều dầu mỡ

Khi bị cúm không nên chọn những thức ăn nhiều dầu mỡ

Đồ uống chứa cồn 

Các loại đồ uống chứa cồn tiêu biểu như rượu, bia không tốt cho sức khỏe ngay cả với người bình thường. Ngoài ra, những loại đồ uống này còn khiến hệ miễn dịch suy yếu, tăng tình trạng mất nước làm cho cơ thể người bị cúm lâu ngày không khỏi.

Người bệnh cảm cúm nên kiêng đồ uống có cồn

Người bệnh cảm cúm nên kiêng đồ uống có cồn

Không làm việc quá sức

Làm việc quá sức có thể gây mệt mỏi, căng thẳng và làm tăng nguy cơ bị cúm. Để tránh tình trạng này, cần chú ý đến ngủ đủ giấc, thư giãn trong môi trường thoáng mát và tránh gió. Hạn chế thức khuya và không nên suy nghĩ quá nhiều để tránh căng thẳng. Nếu tuân thủ đúng và đủ các nguyên tắc trên, sức khỏe sẽ nhanh chóng phục hồi.

Không tập thể dục quá nhiều

Cúm có thể làm gia tăng nguy cơ mất nước, đặc biệt nguy hiểm nếu người bị cảm cúm tập thể dục cường độ cao. Vận động quá mức trong khi đang mắc cúm cũng có thể kéo dài tình trạng bệnh hoặc làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên, thực tế là việc tập thể dục có thể giúp làm thông mũi và cải thiện hô hấp. Người bệnh có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,... và tránh vận động quá nhiều.

Cà phê và trà đặc

Cuối cùng trong danh sách này là cà phê và trà đặc - những loại đồ uống có hàm lượng cafein cao. Tương tự với các đồ uống chứa cồn, những loại nước này khiến cơ thể mất nước và tăng nhiệt độ cơ thể. Từ đó, thời gian khỏi bệnh sẽ bị kéo dài hơn so với người không uống.

Không nên sử dụng các đồ uống chứa caffeine khi bị cúm

Không nên sử dụng các đồ uống chứa caffeine khi bị cúm

Các biện pháp khắc phục cảm cúm hiệu quả tại nhà

Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bị cúm nên trang bị một số biện pháp kèm theo để quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn. 

Chữa cảm cúm bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng

Người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng cảm cúm bằng việc dùng thuốc. Qua đó, quá trình điều trị sẽ được rút ngắn và bệnh nhân cúm có thể giảm bớt các triệu chứng. Có nhiều sản phẩm thuốc điều trị cảm cúm hiện nay trên thị trường, bạn cần cân nhắc đến các vấn đề về thương hiệu và tá dược để đảm bảo hiệu quả trên người bệnh.

PulmoAnti là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị cảm cúm được ưa chuộng nhất hiện nay. Thành phần hoàn toàn làm từ thiên nhiên, giúp sản phẩm an toàn hơn với người bệnh. Mỗi ống PulmoAnti chứa khoảng 20ml dung dịch được chiết xuất từ 4.880mg hỗn hợp thảo mộc khô như: bạch biển đậu, sắn dây, mạch môn,... Bạn có thể tham khảo thành phần thực phẩm hỗ trợ điều trị cảm cúm PulmoAnti tại đây.

PulmoAnti là giải pháp hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả

PulmoAnti là giải pháp hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả

Công dụng chính của PulmoAnti là hỗ trợ điều trị họ, lạnh run người nhưng không sốt, long đờm, cải thiện tình trạng đau rát họng, khản tiếng do viêm họngviêm phế quản. Mỗi ngày, người bệnh dùng thực phẩm chức năng 3 lần vào sáng, trưa và tối. 

- Với người lớn: Uống 1 ống PulmoAnti. Nếu triệu chứng bệnh nặng, người mắc cúm có thể uống 2 ống/lần.

- Với trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Uống ½ ống (tương đương 10ml/lần).

- Với trẻ từ 1 đến 5 tuổi: Uống ¼ ống (tương đương 5ml/lần).

Bổ sung đủ nước

Theo cơ sở giải phẫu học con người, nước chiếm khoảng 70% tổng trọng lượng cơ thể. Do đó, chúng ta cần uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày (trung bình khoảng 1,5 - 2 lít). Đối với người bị cúm, tình trạng mất nước qua đổ mồ hôi, nôn và kén ăn (nước từ thực phẩm như: trái cây, rau,...) cao hơn.

Người bệnh nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày

Người bệnh nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày

Bên cạnh việc bổ sung lượng nước mất đi của cơ thể, nước còn giúp làm loãng dịch mũi, hỗ trợ việc hô hấp dễ dàng hơn. Một số hình thức bổ sung nước cho người bị cảm cúm như:

- Nước lọc là giải pháp bổ sung nước rẻ và nhanh nhất.

- Nước hầm xương bổ sung nhiều canxi giúp duy trì hệ miễn dịch bên cạnh nhiều tác dụng khác.

- Các loại trà thanh nhiệt, giải đọc như: trà gừng, trà thảo mộc, trà xanh,... giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do (quá trình oxy hóa), điều hòa khí nóng trong cơ thể.

- Nước chanh mật ong là giải pháp điều trị các triệu chứng ho của bệnh cúm hiệu quả. Tuy nhiên, không nên dùng quá 250ml mỗi ngày, vì chanh không tốt cho dạ dày nếu sử dụng quá nhiều.

- Các loại nước trái cây như: nước cam, nước dừa,... bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh uống quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa.

- Nếu người bệnh bị mất nước nghiêm trọng thì nước điện giải là một lựa chọn phù hợp.

Nghỉ ngơi 

Ngoài việc bị cảm cúm nên ăn gì thì chế độ nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi do virus gây ra. Việc này không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể nghỉ ngơi để lấy lại sức. Điều quan trọng là phải giữ không gian xung quanh luôn sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế khí lạnh tiếp cận bệnh nhân để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi tốt hơn 

Nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi tốt hơn 

Virus cúm thường sẽ bị hệ thống miễn dịch của cơ thể (các tế bào tiêu diệt tự nhiên - NK) tiêu diệt trong khoảng 5 - 7 ngày. Do đó, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh thức khuya và ngủ không đủ giấc để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

Chế độ thể dục, thể thao phù hợp

Người bệnh không nên vận động mạnh trong thời gian đầu mắc bệnh, việc này chỉ khiến cơ thể mất sức và nước nhiều hơn. Do đó, thời điểm tốt nhất là khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm và cơ thể đã phục hồi sức lực. Người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể dục, thể thao nhẹ nhàng để hạn chế chấn thương và tăng cường sức khỏe. 

Đi bộ nhẹ nhàng khi các triệu chứng cảm cúm đã biến mất

Đi bộ nhẹ nhàng khi các triệu chứng cảm cúm đã biến mất sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn 

Một số phương pháp cải thiện triệu chứng bệnh

Các triệu chứng cảm cúm thường đi kèm với các bất tiện và khó chịu cho người bệnh. Do đó, một số phương pháp được đưa ra để khắc phục chúng như:

- Xông hơi: Phương pháp dân gian giúp hạ sốt nhanh chóng và cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.

- Túi chườm nhiệt: Giúp cải thiện khả năng lưu thông máu, hạ sốt với túi chườm nóng. Giảm nhanh các cơn đau nhức với túi chườm lạnh.

- Vệ sinh cá nhân thường xuyên: Cho dù đang mắc bệnh, nhưng công việc vệ sinh cá nhân vẫn phải được đảm bảo. Nếu cơ thể sạch sẽ thì người bệnh cũng sẽ nhanh chóng hồi phục hơn. 

- Rửa mũi bằng nước muối: Đây là phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng nghẹt mũi, giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang. 

Một số câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh cảm cúm

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh cảm cúm, cùng với câu trả lời tương ứng:

Người mắc cúm uống nước tỏi, ăn tỏi nướng được không?

Được! Tỏi được coi như một loại "thần dược" phòng ngừa cúm và viêm đường hô hấp hiệu quả. Bởi trong tỏi chứa nồng độ iod và tinh dầu cao (Glycogen và Allicin, Fitonxit) giúp tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ngăn chặn các enzyme chứa lưu huỳnh cần thiết.

Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều vitamin A, B, C, D và nhiều khoáng chất quan trọng như i-ốt, canxi, magie,....Chính vì vậy, tỏi không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn hỗ trợ phòng tránh các dịch bệnh khác như cúm.

Tỏi rất tốt cho người bị cảm cúm

Tỏi rất tốt cho người bị cảm cúm 

Bệnh cảm cúm có ăn trứng gà, trứng vịt lộn được không?

Người mắc cảm cúm vẫn có thể ăn ĐƯỢC trứng gà, trứng vịt lộn. Mặc dù trứng không có nhiều kẽm như một số loại thực phẩm khác, nhưng trứng vẫn cung cấp một lượng kẽm nhất định (khoảng 5% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày). Đặc biệt, trứng nguyên chất là một nguồn Choline (4) quan trọng, một chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người đều bị thiếu hụt.

Trứng vịt lộn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người bệnh cúm

Trứng vịt lộn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người bệnh cúm

Bị cảm cúm ăn thịt gà, thịt vịt được không?

Người bị cúm KHÔNG NÊN ăn thịt gà và thịt vịt do thịt vịt có hàm lượng mỡ cao và khó tiêu hóa, gây khó khăn trong quá trình

Vì vậy, người bị mắc cúm tốt nhất là hạn chế ăn thịt vịt. Thay vào đó, nên chọn thịt heo hoặc các loại thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu để chế biến thành các món ăn phù hợp.

Người bị cúm không nên ăn thịt gà, thịt vịt

Người bị cúm không nên ăn thịt gà, thịt vịt

Qua bài viết bị cảm cúm nên ăn gì, VPO PHARCO mong muốn chia sẻ đến bạn và bệnh nhân cúm những thông tin bổ ích. Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh nói riêng và người khỏe mạnh nói chung là rất quan trọng. Nếu xây dựng được một chế độ phù hợp, chúng ta có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Để nhận thông tin về sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm PulmoAnti, bạn vui lòng liên hệ với VPO PHARCO nhé!

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký