TIN VPO PHARCO

10 Cách trị khàn tiếng tại nhà đơn giản, hiệu quả cao từ dân gian

06.10.2022 - bởi VPOPHARCO
Khàn giọng, mất tiếng gây ra nhiều ảnh hưởng đến việc giao tiếp, sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho những người bị mắc phải. Vậy, làm sao để hết bị khàn tiếng? Xem ngay bài viết dưới đây để bỏ túi 5 cách trị khàn tiếng từ thiên nhiên vừa rẻ, dễ thực hiện, vừa mang lại hiệu quả cao!

Mách bạn 5 cách trị khàn tiếng từ thiên nhiên cực kì hiệu quả

Mách bạn 5 cách trị khàn tiếng từ thiên nhiên cực kì hiệu quả

Khàn tiếng là gì?

Khàn giọng mất tiếng là tình trạng giọng nói bị thay đổi, không còn trong như bình thường, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và phải cố gắng để phát âm thành tiếng và rõ chữ. Hầu hết mọi người khi bị bệnh thường rất chủ quan, không có biện pháp điều trị vì nghĩ rằng triệu chứng này sẽ tự hết sau vài ngày. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng khàn giọng, mất tiếng kéo dài quá 2 tuần mà không biết nguyên nhân do đâu thì bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám ngay. Có thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, ví dụ như tổn thương dây thanh, ung thư thanh quản,... 

Những ai có thể bị khàn tiếng?

Có thể thấy, khàn tiếng là triệu chứng rất phổ biến, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Ước tính có khoảng ⅓ dân số trên thế giới sẽ có ít nhất một lần trong đời bị khàn tiếng.

Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị khàn tiếng

Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị khàn tiếng

Trong đó, những đối tượng có nguy cơ cao bị khàn tiếng đó là những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to như ca sĩ, diễn viên, giáo viên, hướng dẫn viên, phát thanh viên,... Hoặc triệu chứng này cũng có thể gặp ở những người bị cảm cúm, ho, viêm họng. Ngoài ra, những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại, người hút hoặc hít nhiều khói thuốc lá cũng có thể bị khàn giọng, mất tiếng.

Còn về cúm A ở trẻ, giai đoạn cảm cúm sẽ kéo dài khoảng 7 - 10 ngày. Trẻ bị cúm A thường có các dấu hiệu điển hình như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, có thể sốt cao 39-40 độ. Để rõ hơn trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi, thì hãy tham khảo tại đây.

Nguyên nhân bị khàn tiếng?

Khàn tiếng thường do viêm nhiễm đường hô hấp trên, chủ yếu là do virus. Trong đó, viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây khàn tiếng. Viêm thanh quản là tình trạng viêm của thanh quản hoặc dây thanh âm do nhiễm trùng, kích thích hoặc sử dụng quá mức.

Viêm thanh quản trong khoảng thời gian dưới 3 tuần được gọi là viêm thanh quản cấp tính, viêm thanh quản kéo dài hơn 3 tuần được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm thanh quản, bao gồm nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn và các tác nhân môi trường như khói thuốc, chất gây dị ứng và độ ẩm thấp.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây khàn tiếng hoặc làm tăng độ nặng của khàn tiếng:

- Trào ngược dạ dày-thực quản.

- Hút thuốc lá.

- Uống rượu hoặc đồ uống chứa caffein.

- La hét, hát kéo dài hoặc các hoạt động gây căng thẳng cho dây thanh âm.

- Dị ứng.

- Tiếp xúc với các chất độc.

- Ho nặng và kéo dài.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây khàn tiếng ít phổ biến hơn:

- Poly dây thanh âm.

- Một số loại ung thư đầu, mặt và cổ như ung thư tuyến giáp, ung thư vùng hầu họng hoặc ung thư phổi.

- Các nguyên nhân cơ học gây tổn thương vùng họng, ví dụ như đặt nội khí quản.

- Nam giới trong độ tuổi dậy thì (giọng trầm hơn).

- Suy giáp nặng.

- Phình động mạch chủ ngực.

- Các rối loạn thần kinh cơ gây suy giảm chức năng thanh quản.

Khàn tiếng được chuẩn đoán thế nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mũi họng và thanh quản để đánh giá có tổn thương nào ở vùng này gây ra khàn tiếng hay không. Trong trường hợp phát hiện bất thường, bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm phù hợp.
Một số phương pháp xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán khàn tiếng thường bao gồm nội soi thông thường của thanh quản và nội soi động của thanh quản.

Nội soi động của thanh quản là một phương pháp kiểm tra thanh quản bằng cách sử dụng ánh sáng nhấp nháy từ một nguồn sáng sợi quang học, tạo ra một video hình ảnh chậm của hoạt động của dây thanh. Phương pháp này kết hợp với việc sử dụng ống nội soi cứng hoặc mềm để kiểm tra tình trạng rung động và hoạt động mở đóng của dây thanh. Nhờ phương pháp này, bác sĩ có thể nhìn rõ hơn các tổn thương nghi ngờ như khối u hoặc tổn thương lành tính trên dây thanh.

10 Cách trị khàn tiếng tại nhà đơn giản, hiệu quả cao từ dân gia

Hiện nay, có rất nhiều phương thuốc dân gian để điều trị khàn tiếng với hiệu quả cao. Trong bìa viết này, VPO PHARCO sẽ giới thiệu cho bạn 5 cách trị khàn tiếng được áp dụng phổ biến nhất nhé!

Mật ong và chanh tươi

Mật ong là một trong những vị thuốc có tác dụng kháng sinh tự nhiên, kháng khuẩn và kháng viêm. Trong khi đó, chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C, kèm theo nhiều hoạt chất đặc biệt. 

Khi kết hợp 2 nguyên liệu này lại với nhau, bạn sẽ có được một bài thuốc dân gian với công dụng cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm làm dịu thanh quản cực hiệu quả.

Mật ong kết hợp với chanh có tác dụng làm dịu thanh quản

Mật ong kết hợp với chanh có tác dụng làm dịu thanh quản 

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt chanh thành từng lát mỏng rồi đem ngâm với mật ong trong khoảng 2 tiếng. Sau khi chanh đã ngấm hết mật ong thì bạn lấy một lát chanh ra, cho vào miệng ngậm và nuốt từ từ vào cổ họng. Thực hiện cách trị khàn tiếng này mỗi ngày 2 - 3 lần cho đến khi hết bệnh.

Chanh tươi và muối

Muối có tính sát khuẩn và chữa lành tốt. Chanh chứa nhiều vitamin C. Đây là 2 loại nguyên liệu vô cùng dễ tìm, giá rẻ, hầu như gia đình nào cũng có. Bạn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này để chữa khàn tiếng ngay tại nhà. 

Cách thực hiện: Cắt chanh thành từng lát mỏng rồi rắc thêm một ít muối lên bề mặt. Sau đó, ngậm miếng chanh sâu vào cổ họng. Áp dụng cách này mỗi ngày từ 2 đến 3 lần để giảm bớt cơn khàn tiếng lâu ngày.

Dùng chanh và muối để trị khàn tiếng

Dùng chanh và muối để trị khàn tiếng

Cách trị khàn tiếng bằng tắc (quất)

Tương tự như chanh, tắc cũng chứa rất nhiều vitamin C và tinh dầu, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Bạn có thể sử dụng loại quả này để chế biến tắc thành hỗn hợp chữa khàn tiếng như sau: Thái lát mỏng khoảng 5 - 6 quả tắc, cho vào bát mật ong rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Ngậm hỗn hợp này trong miệng và nuốt dần. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần để cải thiện tình trạng khàn tiếng.

Dùng giá đỗ trị khàn tiếng

Giá đỗ là một loại rau mầm từ các loại đỗ (đỗ đen, đỗ xanh,...), chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C, protein. Còn theo Đông y, giá đỗ có vị ngọt, hơi hăng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cổ họng, hỗ trợ điều trị một số triệu chứng như ho, khàn giọng, mất tiếng, viêm phế quản,....

Cách sử dụng giá đỗ để chữa khàn tiếng: Giá đỗ giã nát và ép lấy nước cốt. Sau đó ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi nuốt từ từ. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 - 3 lần.

Cách trị khàn tiếng bằng giá đỗ

Cách trị khàn tiếng bằng giá đỗ

Mẹo chữa khàn tiếng bằng gừng

Theo Đông y, gừng là loại thảo dược có tính ấm, vị cay, vào các kinh tâm, phế, ty. vị, có tác dụng trong việc điều trị đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, ho suyễn, khôi phục dây thanh quản. Vì vậy, bạn có thể sử dụng gừng để giúp giảm bớt tình trạng khàn tiếng. Bên cạnh đó, gừng còn có công dụng chữa cúm cho bà bầu hiệu quả.

Cách trị khàn tiếng bằng gừng tươi: Cho khoảng 3 - 4 lát gừng mỏng vào một cốc nước sôi. Đậy kín nắp và đợi khoảng 10 phút. Sau đó thêm một ít mật ong cho dễ uống rồi nhấm nháp từ từ. Mỗi ngày uống khoảng 3 - 4 cốc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Hành tây giúp chữa khàn tiếng lâu ngày

Hành tây được cho là có khả năng giúp chữa trị khàn tiếng lâu ngày. Hành tây chứa nhiều chất chống viêm và kháng vi khuẩn, giúp làm giảm viêm nhiễm trong vùng họng và thanh quản. 

Cách sử dụng hành tây để chữa khàn tiếng: Chuẩn bị một củ hành tây và đường phèn. Trộn đều lên và để 30 phút, sau đó lấy hành tây nhai và uống nước hành tây ngâm đường.

Chữa khàn tiếng bằng lá hẹ

Lá hẹ là một nguyên liệu tự nhiên được sử dụng trong y học dân gian để chữa trị khàn tiếng. Lá hẹ chứa nhiều chất chống viêm và kháng khuẩn, giúp làm giảm sưng và viêm nhiễm trong vùng họng và thanh quản. 

Cách trị khàn tiếng bằng lá hẹ

Lá hẹ dùng trong trị khàn tiếng

Dưới đây là một cách sử dụng lá hẹ để chữa khàn tiếng: Chuẩn bị một ít lá hẹ tươi và một chén nước sôi. Sau đó cho hẹ vào chén nước sôi và ngâm 10-15 phút, lấy nước đó để súc miệng, không uống nước lá hẹ này. 

Cách chữa khàn tiếng bằng tỏi

Tỏi là một loại gia vị phổ biến trong bếp và cũng được sử dụng trong y học dân gian để chữa trị một số vấn đề sức khỏe, bao gồm khàn tiếng. Tỏi có tính chất kháng vi khuẩn, kháng nấm và chống viêm, giúp làm giảm sưng và tác động đến tình trạng viêm nhiễm trong vùng họng.

Cách sử dụng tỏi để chữa khàn tiếng: Chuẩn bị một củ tỏi tươi và một chén nước ấm, lột vỏ tỏi và cắt nhỏ thành từng lát mỏng. Đặt lát tỏi vào chén nước ấm và để ngâm trong khoảng 15-20 phút. Sau khi tỏi đã ngấm vào nước, bạn có thể sử dụng nước tỏi để súc miệng. Hãy nhớ không nuốt nước tỏi.

Chữa khàn tiếng bằng trái lê

Trái lê là một loại trái cây ngon và giàu dinh dưỡng, cũng có thể được sử dụng để giảm triệu chứng khàn tiếng. Trái lê chứa nhiều chất chống viêm và kháng vi khuẩn, cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho hệ thống miễn dịch và giúp làm dịu mệt mỏi trong vùng họng.

Cách trị khàn tiếng bằng quả lê

Trái lê giúp chữa khàn tiếng

Dưới đây là một cách sử dụng trái lê để chữa khàn tiếng: Rửa sạch trái lê, gọt vỏ và ép lấy nước tươi, 20g vỏ quýt và đun sôi trong một lượng nước vừa đủ.

Sau khi nước vỏ quýt đã nguội, bạn hòa trộn nước này với nước lê đã ép từ bước trước và uống hỗn hợp này. 

Mẹo chữa khàn tiếng bằng cây xạ can

Trong Đông y, xạ can (rẻ quạt) được sử dụng như một loại dược liệu hiệu quả để điều trị viêm họng, khàn tiếng và viêm thanh quản. Cách chữa khàn tiếng từ cây xạ can: Cần chuẩn bị 50g rễ cây xạ can và một ít muối Quy trình:

- Bước 1: Rửa sạch rễ xạ can, giã nát và trộn đều với một ít muối.

- Bước 2: Lấy một lượng nước xạ can trong miệng và ngậm trong vài phút, sau đó nuốt từ từ xuống cổ họng. Thực hiện quy trình này 2-3 lần mỗi ngày.

Cách trị khàn tiếng bằng cây xạ can

Cây xạ can có công dụng chữa khàn tiếng

Một số phương pháp khác

Ngoài những cách trị khàn tiếng từ những bài thuốc dân gian trên, thì VPOPHARCO sẽ chỉ bạn thêm vài phương pháp khác mà bạn có thể tham khảo

Hạn chế nói chuyện

Để cho dây thanh âm được nghỉ ngơi và hồi phục, nên hạn chế hoạt động nói chuyện quá nhiều và tránh nói quá lớn.

Đừng thì thầm

Khi bạn thì thầm, dây thanh quản bị căng và không thể rung, gây ra căng thẳng cho bộ phận này. Thay vì thì thầm, hãy sử dụng giọng nói tự nhiên với âm lượng nhỏ để giảm áp lực và căng thẳng trên dây thanh quản.

Uống nhiều nước ấm

Viêm thanh quản cấp thường do nhiễm virus, do đó, nghỉ ngơi và uống đủ nước sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng.

Các loại nước ấm như trà, nước dùng hoặc súp có thể làm dịu cổ họng bị kích thích, giữ ẩm cho đường hô hấp và làm loãng chất nhầy.

Ngoài ra, khi bị khàn tiếng, hạn chế uống các đồ có chứa caffein như cà phê và trà đen, vì chúng có thể làm mất nước cơ thể. Nếu bạn không thể chịu được việc không uống cà phê buổi sáng, hãy bổ sung nước hoặc thưởng thức các loại trà thảo mộc.

Uống nhiều nước ấm có khả năng trị khàn tiếng

Việc uống nước ấm giúp làm dịu cổ họng đang bị kích thích

Tắm nước nóng

Hít hơi nước ấm bằng cách tắm nước nóng hoặc tắm nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm khàn giọng và loại bỏ các chất tiết dính gây ra các triệu chứng viêm thanh quản trên dây thanh.

Ngoài ra, để phục hồi giọng nhanh chóng, người bệnh cần tránh hút thuốc và uống rượu, vì những chất kích thích này có thể làm chậm quá trình lành vết thương và làm tăng triệu chứng khàn tiếng.

Dùng các loại thuốc trị khàn tiếng

Việc sử dụng các loại thuốc trị khàn tiếng có thể là một phương pháp hữu ích để giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Một số loại thuốc thông dụng được sử dụng để điều trị khàn tiếng: thuốc giảm viêm (NSAIDs), thuốc giảm chất nhầy (mucolytic/expectorant), thuốc ho giảm triệu chứng,...

PulmoAnti - "Khắc tinh" của khàn tiếng đau họng

Để giảm nhanh cơn khàn tiếng, đau họng mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính cho cơ thể, bạn có thể áp dụng cách trị khàn tiếng bằng thực phẩm chức năng PulmoAnti của Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc - VPO PHARCO. 

Hỗ trợ điều trị đau họng, khàn tiếng bằng thực phẩm chức năng PulmoAnti

Hỗ trợ điều trị đau họng, khàn tiếng bằng thực phẩm chức năng PulmoAnti

Thực phẩm chức năng PulmoAnti được bào chế và chiết xuất từ 4880mg hỗn hợp 9 loại thảo mộc thô (tỷ lệ chiết xuất 10:1). Sản phẩm có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho, đau rát họng, khàn giọng, mất tiếng do viêm họng, viêm phế quản, cúm mùa, sốt siêu vi và Covid-19 gây ra.

- Bạch biển đậu: Có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau và hạn chế tê bì chân tay,... 

- Kim ngân hoa: Có vị ngọt, tính lạnh, giúp kháng khuẩn, giải độc, thanh nhiệt, giảm đờm, điều trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phế quản,...

- Sắn dây: Có vị ngọt, tính mát, giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả,...

- Mạch môn: Có vị ngọt, hơi đắng, mặn, giúp điều trị phế nhiệt do âm hư, khàn giọng, mất tiếng do ho khan, ho có đờm,...

- Bạc hà: Có vị cay, tính nóng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm mạo, đau đầu, giảm ho, hắt hơi sổ mũi, tiêu đờm,...

- Bách bộ: Có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi ôn, có tác dụng trong việc điều trị giảm ho, viêm phế quản mạn tính,...

- Linh chi: Có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ khí, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm phế quản, cảm cúm,...

- Cam thảo: Có tính bình, vị ngọt, có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm, làm lành vết thương,...

- Đảng sâm: Có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, giảm mệt mỏi, cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, kém ăn,...

PulmoAnti được điều chế 100% từ thảo dược xanh

PulmoAnti được điều chế 100% từ thảo dược xanh

Mặc dù, PulmoAnti có thành phần là dược liệu nhưng đã được bào chế và chiết xuất thành siro, bạn sẽ không cần phải sắc thuốc, giúp tiết kiệm thời gian, dễ dàng sử dụng, cũng như tăng hiệu quả hấp thu của cơ thể.

Lưu ý

- Sản phẩm sử dụng được cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên, phụ nữ có thai và người có bệnh lý nền.

- Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Các thắc mắc về khàn tiếng

Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến liên quan đến khàn tiếng và câu trả lời tương ứng:

Khàn tiếng có phải là dấu hiệu của ung thư phổi?

Khàn tiếng có thể là một triệu chứng của ung thư phổi, ung thư vùng cổ ngực nhưng nó thường liên quan đến ung thư thanh quản nhiều hơn.
Khàn tiếng có nguy hiểm không?

Khàn tiếng là một triệu chứng phổ biến và thường không nguy hiểm khi chỉ kéo dài dưới 2 tuần. Tuy nhiên, nếu sau quá trình điều trị mà khàn tiếng vẫn tiếp diễn sau 2 tuần, nên đến bệnh viện để thăm khám. Điều này là cần thiết vì khàn tiếng kéo dài như vậy có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp và các vấn đề khác.

Khàn tiếng uống gì?

Đối với việc uống gì khi bị khàn tiếng, nếu nguyên nhân là cảm cúm, viêm họng hoặc ho, bạn có thể uống các loại đồ uống ấm và bổ dưỡng như trà gừng nóng, trà mật ong hoa cúc, hoặc nước chanh mật ong đào.

Bị khàn tiếng ăn gì cho hết?

Không có khuyến nghị cụ thể về việc ăn gì để chữa khàn tiếng. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng không phải là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như ung thư hoặc tình trạng khuyết tật dây thanh, bạn nên ăn những món ăn mềm, lỏng và giàu dinh dưỡng để bảo vệ vùng họng và thanh quản. Đối với trường hợp khàn tiếng do cảm cúm, súp hoặc cháo dinh dưỡng là những món ăn lý tưởng để tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Khi bị khàn tiếng thì kiêng ăn gì?

Khi bị khàn tiếng, ngoài việc ăn gì, bạn cũng nên kiêng các loại thức uống như rượu bia, tránh ăn đồ lạnh, thức ăn quá cay hoặc quá nóng để bảo vệ vùng họng và thanh quản.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của VPO PHARCO về cách trị khàn tiếng đơn giản tại nhà. Các phương pháp này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn “đánh bay” được tình trạng khàn tiếng, sớm lấy lại giọng nói trong trẻo. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với VPO PHARCO nhé! 

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký