TIN VPO PHARCO

Cách điều trị bệnh cúm mùa an toàn, hiệu quả của chuyên gia y tế

30.08.2022 - bởi VPOPHARCO
Cúm mùa là một trong những bệnh lý phổ biến vào những thời điểm giao mùa hoặc thay đổi thời tiết. Bệnh do virus cúm gây ra và tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày. Hiện nay, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị bệnh cúm mùa tại nhà. Tuy nhiên, quá trình phải tuân thủ phác đồ điều trị cúm mùa của Bộ Y tế. Vậy, người bệnh hãy cùng VPO PHARCO tìm hiểu cách chữa trị bệnh cúm mùa trong bài viết sau nhé!

Cúm mùa là gì?

Trước khi tìm hiểu cách điều trị bệnh cúm mùa, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về tổng quan bệnh này nhé!

Cúm mùa là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp do virus cúm tuýp A, B hoặc C gây ra. Bệnh này có nguy cơ cao lây lan giữa người với người thông qua giọt bắn từ dịch nhầy có chứa virus. Hầu hết bệnh nhân sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần không cần phải chăm sóc y tế đặc biệt. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan vì cúm mùa có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thâm chí tử vong nếu không được điều trị phù hợp.

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm do virus cúm tuýp A, B hoặc C gây ra

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm do virus cúm tuýp A, B hoặc C gây ra 

3 giai đoạn phát triển bệnh cúm

Bệnh cúm mùa thường sẽ phát triển theo 3 giai đoạn, đó là khởi phát, toàn phát và phục hồi. Thời gian mắc bệnh có thể kéo dài trong 1 tuần rồi khỏi, nhưng cũng có thể lâu hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Thông thường, thời gian của từng giai đoạn bệnh như sau:

- Giai đoạn khởi phát bệnh: Kéo dài từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3.

- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7.

- Giai đoạn phục hồi: Từ ngày thứ 8 trở đi.

Các triệu chứng bệnh điển hình qua từng thời kỳ

Nhận biết sớm các triệu chứng là cách điều trị bệnh cúm mùa hiệu quả nhất. Các triệu chứng điển hình trong thời gian ủ bệnh (khoảng 2 ngày đầu kể từ khi virus cúm xâm nhập cơ thể) như:

- Sốt cao.

- Cảm thấy ớn lạnh dù nhiệt độ xung quanh vẫn bình thường.

- Nhức đầu, đau nhức cơ bắp và chóng mặt là những biểu hiện thường gặp trong giai đoạn này.

- Người bệnh cảm thấy chán ăn, kéo theo đó là cảm giác mệt mỏi.

Sau thời gian này, các biểu hiện như ngạt mũi, ho, chảy nước mũi dần xuất hiện và gây nhiều khó chịu cho người bệnh cúm mùa. Đối với trẻ em, các triệu chứng như: đau tai, họng, sưng hạch bạch huyết,... có thể xảy ra. 

Đối tượng dễ mắc cúm mùa

Bệnh cúm mùa có thể lây nhiễm cho bất cứ ai, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém hoặc hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Điển hình như:

  • Trẻ sinh non dưới 32 tuần tuổi và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng cúm.
  • Trẻ em (nhất là những trẻ dưỡi 2 tuổi) có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ mắc các bệnh nền như tim bẩm sinh, hen suyễn, gan, thận,...
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi) mắc các bệnh nền mãn tính như tiểu đường, suy gan, suy giảm hệ miễn dịch, tim mạch,...
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai dễ mắc cúm mùa

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai là những đối tượng dễ mắc cúm mùa

Bệnh cúm gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

Nếu không có cách điều trị bệnh cúm mùa kịp thời và dứt điểm thì biến chứng là không thể tránh khỏi ở những người có thể trạng không được đảm bảo.

Những người có sức khỏe tốt hoặc còn trong độ tuổi từ 15 đến 29 thường không gặp quá nhiều vấn đề nghiêm trọng với bệnh cúm mùa. Tuy nhiên, trẻ em dưới 15 tuổi hoặc người thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm (viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,...) nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của cúm mùa thường chỉ gây khó chịu, mệt mỏi và sẽ tự phục hồi nên nhiều người bệnh còn chủ quan, lơ là trong việc điều trị. Tuy nhiên, khi những triệu chứng đã nhắc ở phần trên tiến triển nặng hơn, người bệnh nên chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được thăm khám và có cách điều trị bệnh cúm mùa hiệu quả hơn.

Viêm phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm của cúm

Viêm phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm của cúm

>>> Tham khảo thêm: Cúm A có nguy hiểm không?

Phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh cúm mùa

Để có cách điều trị bệnh cúm mùa phù hợp, bệnh nhân cần được chẩn đoán cúm sớm và nhận sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa.

Cúm mùa có thể được nhận biết thông qua những triệu chứng lâm sàng trên người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp phổ biến khác.

Do đó, các xét nghiệm virus học (nuôi cấy virus; phát hiện acid nucleic như PCR, RT-PCR; huyết thanh;...) có thể giúp xác định chính xác nhất bệnh cúm mùa. Một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện chụp X-quang phổi để xem xét mức độ tổn thương khu vực này do virus cúm gây ra.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan: 

Phân biệt cúm mùa và covid-19 như thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm có giống nhau không?

Cách điều trị bệnh cúm mùa

Hiện nay, cúm mùa vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các phương pháp chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng và khả năng hồi phục của bệnh nhân. Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh cúm mùa của Bộ Y tế 

Nguyên tắc chung

Trước khi tìm hiểu bệnh cúm được điều trị thế nào thì chúng ta cần nắm rõ các nguyên tắc chung trong chữa bệnh sau đây:

- Bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán nhiễm cúm cần phải được cách ly y tế tại nhà và thông báo tình hình đến cơ quan y tế gần nhất.

- Nếu tình trạng bệnh nặng hoặc biến chứng nguy hiểm cần được điều trị kết hợp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên. 

- Chỉ sử dụng thuốc kháng virus khi có chỉ định của bác sĩ phụ trách.

- Ưu tiên điều trị tại chỗ, tránh chuyển tuyến để hạn chế nguy cơ lây lan virus.

điều trị cúm tại nhà để tránh truyền nhiễm chéo trong cộng đồng

Nguyên tắc hàng đầu là điều trị cúm tại nhà để tránh truyền nhiễm chéo trong cộng đồng

Điều trị theo mức độ bệnh

- Bệnh nhân có phát sinh biến chứng: Cần được đưa đến bệnh viện để điều trị và có chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp càng sớm càng tốt.

- Bệnh nhân có nguy cơ trở nặng: Cần nhập viện để theo dõi và xem xét các cách điều trị bệnh cúm mùa phù hợp.

- Bệnh nhân chưa có triệu chứng: Không cần thiết phải xét nghiệm hoặc nhập viện, người bệnh có thể được điều trị tại nhà.

Điều trị thể thông thường

Cách điều trị bệnh cúm mùa ở thể này chủ yếu tập trung cải thiện triệu chứng, nâng cao thể trạng và phòng ngừa bội nhiễm. Một số phương pháp được dùng chủ yếu như:

- Đảm bảo người bệnh có một chế độ dinh dưỡng cân bằng các dưỡng chất thiết yếu.

- Cho bệnh nhân cúm mùa ở phòng riêng, hạn chế tiếp xúc để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus.

- Vệ sinh cá nhân thường xuyên bằng nước ấm, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

- Sử dụng sản phẩm hạ sốt có thành phần an toàn, ít tác dụng phụ.

cải thiện các triệu chứng lâm sàng

Bệnh cúm được điều trị bằng cách cải thiện các triệu chứng lâm sàng

Cách điều trị bệnh cúm mùa thể ác tính

Cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa để chỉ định thuốc kháng virus, thiết bị hỗ trợ hô hấp phù hợp. Chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân trong giai đoạn này cũng cần được đảm bảo. Ngoài ra, việc điều trị biến chứng cũng rất quan trọng, tùy vào mức độ bác sĩ phụ trách sẽ có phác đồ cụ thể.

Tiêu chuẩn ra viện

Sau khi áp dụng các cách điều trị bệnh cúm mùa và nhận được kết quả tích cực, người bệnh sẽ muốn biết khi nào thì mình có thể xuất viện và dưới đây là tiêu chuẩn ra viện tại một số cơ sở.

Đối với cơ sở y tế không có xét nghiệm RT-PCR:

- Sau 3 ngày kể từ thời điểm hết sốt.

- Các triệu chứng lâm sàng ổn định, không có dấu hiệu trở nặng hoặc kéo dài.

Đối cơ sở y tế có hỗ trợ xét nghiệm RT-PCR:

- Đảm bảo 2 tiêu chuẩn kể trên.

- Xét nghiệm RT-PCR virus cúm vào ngày thứ tư. Nếu kết quả là dương tính thì tiếp tục xét nghiệm vào ngày thứ sáu.

Bệnh nhân cúm có thể ra viện khi có kết quả xét nghiệm âm tính

Bệnh nhân cúm có thể ra viện khi có kết quả xét nghiệm âm tính

Mẹo giảm triệu chứng cúm đơn giản tại nhà

Đối với các trường hợp chỉ bị bệnh cúm ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Cách điều trị cúm mùa tại nhà cũng khá đơn giản, bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước, xông hơi,... 

Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi bị cúm, cơ thể sẽ thường mệt mỏi, đau nhức khiến người bệnh không còn đủ sức để làm việc, vui chơi. Vì vậy cần dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi cho đến khi hạ sốt. Bên cạnh đó cũng cần ngủ đủ giắc, tránh thức khuya để hệ miễn dịch có thời gian để phục hồi.

Uống nhiều nước

Tiêu chảy, nôn mửa do bệnh cúm khiến cơ thể bị mất nước. Vì vậy, bạn cần bổ sung đủ nước chơ cơ thể thông qua nước lọc hoặc nước trái cây, trà thảo mộc, đồ uống có bổ sung điện giải. Tuy nhiên, cần tránh các đồ uống có chứa caffein vì có thể khiến cơ thể mất nước nhiều hơn do có tác dụng lợi tiểu.

Xông hơi

Một trong những cách điều trị cúm mùa tại nhà mà bạn cũng có thể áp dụng đó là xông hơi. Bạn chỉ cần đun một nồi nước sôi rồi để trước mặt, dùng một cái khăn trùm lên đầu. Sau đó nhắm mắt lại và nghiêng đầu về trước để hơi nóng bốc lên mặt. Bạn thực hiện xông hơi cho đến khi nước nguội thì tắm nhanh với nước ấm, lau khô người và nằm nghỉ ngơi.

Bạn cũng có thể kết hợp thêm một số loại thảo dược vào nước xông để tốt cho sức khỏe như lá tre, lá bưởi, ngải cứu, bạc hà,...

Xông hơi là một trong các cách điều trị cúm mùa tại nhà an toàn và hiệu quả

Xông hơi là một trong các cách điều trị cúm mùa tại nhà an toàn và hiệu quả

Dùng máy phun xương tạo ẩm

Môi trường không khí khô là điều kiện thuận lợi để virus có thể tồn tại trong thời gian dài. Từ đó dễ sinh sôi và lây lan nhanh hơn. Do đó, bạn nên đặt một máy tạo độ ẩm trong nhà và nơi làm việc để giảm bớt virus trong không khí. Điều này cũng giúp cho cơn nghẹt mũi, đau họng của bạn dễ chịu hơn.

Vệ sinh mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý

Súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp cổ họng được sát khuẩn, loại bỏ các chất nhầy tích tụ bên trong. Nếu kiên trì thực hiện trong nhiều ngày liên tiếp sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng đau rát, viêm nhiễm cổ họng.

Ăn các món ăn được chế biếng loãng và ấm

Khi cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau họng,... bạn sẽ thường cảm thấy chán ăn và bỏ bữa. Do đó, đễ dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn, cũng như bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn nên thay cơm bằng các món ăn được chế biến lỏng và ấm như cháo, súp, canh,... 

Canh thịt, súp gà là những món ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng

Canh thịt, súp gà là những món ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng

Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Bị cảm cúm nên ăn gì?

Mẹo chữa cảm cúm tại nhà giúp bạn nhanh khỏi bệnh

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá

Rượu bia, thuốc lá,... là những thứ mà bạn nên tránh xa khi đang điều trị cúm mùa. Những chất kích thích này dẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, đau họng, buồn nôn, chóng mặt,... trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả?

Sau khi đã tìm hiểu về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa thì cách phòng bệnh cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.

Bệnh cúm mùa có thể dễ dàng lây lan trong cộng đồng nên các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Việc tuân thủ các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp chúng ta hạn chế nguy cơ mắc bệnh, cũng như lây nhiễm cho người xung quanh:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân thật kỹ lưỡng, rửa tay bằng xà phòng đúng theo khuyến nghị của Bộ Y tế.

- Dùng khăn giấy hoặc khăn tay che miệng khi ho, hắt hơi để ngăn chặn nguy cơ phát tán virus ra ngoài, tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

- Vệ sinh, xịt cồn sát khuẩn khu vực người bệnh đã từng tiếp xúc qua là cách điều trị bệnh cúm mùa và hạn chế lây nhiễm cho người khỏe mạnh.

- Nên hạn chế tiếp xúc với những đối tượng có biểu hiện bệnh cúm mùa, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mạn tính.

- Giữ ấm cơ thể, có chế độ luyện tập thể dục, thể thao và dinh dưỡng phù hợp.

luyện tập thể dục thể thao trong môi trường trong lành

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao trong môi trường trong lành giúp tăng cường thể trạng trước các nguy cơ mắc bệnh

PulmoAnti - Giải pháp hỗ trợ điều trị cảm cúm an toàn, hiệu quả

Nếu người bệnh đang tìm kiếm cách điều trị bệnh cúm mùa hiệu quả thì PulmoAnti là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị tối ưu. Với việc cúm mùa vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị nên bệnh nhân vẫn phải bị nhiều khó chịu khi mắc bệnh. Do đó, các phương pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng được sử dụng phổ biến. Thuốc dù tốt song vẫn mang lại một số tác dụng phụ đối với cơ thể.

Hiểu được điều này, VPO PHARCO cho ra mắt sản phẩm PulmoAnti - thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị cúm mùa hiệu quả. Thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên giúp sản phẩm này hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đến cơ thể. Những cây thuốc quý được tuyển chọn cẩn thận nhằm mang lại những giá trị thiết thực cho bệnh nhân cúm mùa. 

Công dụng chính của siro PulmoAnti là hỗ trợ giảm ho, cải thiện tình trạng đờm ở cổ, khoang mũi, khắc phục triệu chứng ho, khàn tiếng,... Sản phẩm có thể được sử dụng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên với liều lượng thích hợp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng PulmoAnti

Thực phẩm chức năng Đông Nam Dược PulmoAnti

Thực phẩm chức năng Đông Nam Dược PulmoAnti

Cách điều trị bệnh cúm mùa hiện nay chủ yếu tập trung vào việc cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nếu bệnh nhân chỉ mắc thể nhẹ và không gây biến chứng thì có thể được điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị sẽ giúp rút ngắn thời gian khỏi bệnh và giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân.

Liên hệ với VPO PHARCO để được tư vấn về thành phần và dùng khi bị bệnh cúm mùa nhé!

Thông tin liên hệ:

🌐 Website: https://vpopharco.com.vn/

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký