TIN VPO PHARCO

Trẻ ho có đờm thì phải làm sao? Cách tiêu đờm cho bé hiệu quả

24.08.2022 - bởi VPOPHARCO
Trẻ ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi,... khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Vậy, mẹ phải làm sao để có thể giảm ho có đờm trẻ đúng cách và an toàn cho sức khỏe? VPO PHARCO đã tổng hợp những cách giúp tiêu đờm cho trẻ hiệu quả mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Cùng xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu ho có đờm, khò khè ở trẻ sơ sinh

Vì sức đề kháng còn yếu, hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, sổ mũi, đau họng,... Trong đó, ho có đờm là triệu chứng có mức độ nặng hơn so với những triệu chứng khác. Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ ho có đờm thông qua những biểu hiện sau: 

- Trẻ ho có đờm, tiếng ho khàn đục.

- Trẻ thường xuyên sụt sịt mũi, khi thở có tiếng rít, khò khè, cảm thấy khó khăn khi thở bằng mũi, phải thở bằng miệng.

- Trẻ hay quấy khóc, cơ thể xanh xao, biếng ăn, hay thức giấc buổi đêm,...

Trẻ ho có đờm thì phải làm gì?

Trẻ ho có đờm thì phải làm gì?

Nguyên nhân trẻ ho có đờm là do đâu?

Ho có đờm là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ đường hô hấp, có tác dụng đẩy các chất nhầy, cúm virus, bụi bẩn có trong phế quản, khí quản, phế nang,... ra ngoài để việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ho có đờm ở trẻ như:

- Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhất là thời điểm giao mùa: Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh một cách đột ngột, cơ thể của bé sẽ không kịp để thích nghi nên rất dễ bị ốm, ho có đờm, sổ mũi,...

- Viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra: Khi virus, vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm đường hô hấp thì các phế nang sẽ có cơ chế tiết ra dịch nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc, không để virus, vi khuẩn làm tổn hại đến đường hô hấp. Chất nhầy đó chính là đờm.

- Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn: Nếu để trẻ sinh sống, vui chơi ở những nơi có không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, không thông thoáng thì rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

- Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn rất non yếu và chưa hoàn thiện như người lớn nên khả năng phòng vệ với các loại virus gây bệnh là khá kém. Do đó, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh vặt.

- Thói quen sinh hoạt không đúng: Ăn đồ lạnh, tắm nước lạnh, tắm quá lâu,... cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể của bé dễ bị virus tấn công và gây bệnh.

Vì sức đề kháng còn yếu nên trẻ nhỏ rất dễ nhiễm bệnh

Vì sức đề kháng còn yếu nên trẻ nhỏ rất dễ nhiễm bệnh

Khi nào thì cần đưa bé đến bác sĩ để thăm khám?

Trẻ ho có đờm là triệu chứng khá phổ biến, thường liên quan đến bệnh về đường hô hấp. Nếu để tình trạng ho kéo dài sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như hay bị thức giấc vào ban đêm, stress, biếng ăn, cảm thấy buồn rầu, tình hình học tập sa sút,...

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý, ho có đờm có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,... Nếu để bệnh diễn biến nặng thì có thể khiến cho chức năng hô hấp của trẻ bị suy yếu, khó khăn trong điều trị và dễ phát sinh các biến chứng nặng nề.

Ngoài ra, nếu không có biện pháp điều trị đúng cách, khiến ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi thì có thể dẫn đến các bệnh mãn tính nguy hiểm, thậm chí là tắc thở, tử vong do đờm tích tụ quá nhiều mà không được đẩy ra ngoài.

Vì vậy, mẹ cần thường xuyên theo dõi thể trạng của bé, nếu phát hiện bé bị thở nhanh, cơ thể tím tái, mệt mỏi, ho ra máu, sốt kéo dài 3 ngày chưa dứt, trẻ ho có đờm kèm thở khò khè, có dấu hiệu mất nước,... thì cần đưa trẻ đến bệnh viện hay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín ngay để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị bệnh kịp thời. 

Cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám sớm

Cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám sớm

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm tại nhà

Để bệnh không trở nặng, mẹ cần có cách trị ho có đờm ở trẻ nhỏ để dứt điểm bệnh sớm. Dưới đây là một số cách trị ho cho bé khá hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà.

Hạ sốt cho trẻ

Nếu trẻ bị viêm phổi thì thường xuất hiện các triệu chứng ho có đờm, thở khò khè kèm với sốt cao. Vì vậy, mẹ phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu phát hiện trẻ bị sốt trên 38,5℃ thì cần cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạ sốt.

Vỗ lưng cho trẻ để long đờm

Vỗ lưng là một trong những cách giúp trẻ long đờm trong phế quản hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng tại nhà. Mẹ chỉ cần khum bàn tay lại, các ngón tay ép sát vào nhau, sau đó vỗ nhẹ vào lưng của trẻ theo chiều từ trái sang phải. Thời gian vỗ mỗi bên là khoảng 3 - 5 phút. 

Mẹ cần lưu ý là vỗ vào phần lưng phía trên, tại vị trí phổi của trẻ, không vỗ vào khu vực dạ dày hay cột sống. Mẹ cũng không nên thực hiện động tác này khi trẻ vừa ăn no vì có thể gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ.

Vỗ lưng giúp long đờm cho trẻ

Vỗ lưng giúp long đờm cho trẻ

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Để có thể đầy dịch nhầy ra khỏi cổ họng và mũi bằng cách kích thích phản xạ ho hay nhắc mũi, mẹ nên thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: 

- Mẹ sử dụng một chiếc bình bóp chuyên dùng để rửa mũi cho trẻ, sau đó cho nước muối sinh lý vào. 

- Để đầu của bé nghiêng khoảng 45 độ rồi đưa phần vòi của bình vào một bên mũi của trẻ, từ từ bơm nước muối vào để đầy dịch nhầy ra.

Ngoài ra, nếu thấy trẻ bị chảy nước mũi thì mẹ nên dùng giấy hoặc khăn mềm để lau sạch cho trẻ.

Cho trẻ uống nước ấm

Khi trẻ bị ho có đờm, mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước lạnh, thay vào đó hãy cho trẻ uống nước ấm. Nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy ở bên trong cổ họng của trẻ, giúp việc đào thải các chất nhầy bằng phản ứng ho dễ dàng hơn. Ngoài ra còn tạo cảm giác dễ chịu, làm dịu triệu chứng ho cho trẻ.

Nên cho trẻ uống nước ấm

Nên cho trẻ uống nước ấm

Tắm hơi nước ấm cho bé

Tắm hơi là biện pháp giúp giảm cơn ho cho bé khá hiệu quả. Mẹ chỉ cần mở vòi nước nóng chảy trong phòng tắm khoảng vài phút rồi ngồi cùng bé trong phòng tắm để bé hít thở hơi nước ấm khoảng 15 phút.

Chế độ ăn uống phù hợp

Một vài lưu ý trong chế độ ăn uống khi trẻ ho có đờm mà mẹ cần quan tâm như:

- Mẹ cần cho trẻ ăn uống theo thực đơn khoa học để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, giúp tăng cường sức đề kháng để “chiến đấu” với virus gây bệnh. 

- Những món ăn được chế biến cho bé phải mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, canh,...

- Không nên ép trẻ ăn quá no mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong một ngày.

- Có thể cho trẻ uống một số loại nước có tác dụng giảm ho như trà gừng, quất hấp mật ong, nước chanh mật ong,...

- Mẹ cũng nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ trong thực đơn hàng ngày như lysine, kẽm, crom, vitamin B,...

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng, khoa học cho bé

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng, khoa học cho bé

Áp dụng một số bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian có tác dụng làm giảm triệu chứng ho có đờm ở trẻ mà mẹ nên tham khảo như:

- Nước dừa chưng với rau răm và đường phèn: Tính ấm, vị cay của rau răm kết hợp với tính mát, kháng khuẩn của dừa sẽ có tác dụng làm dịu triệu chứng ho nhiều, ho dai dẳng ở trẻ. Nếu mẹ kiêng trì cho bé uống trong khoảng một tuần thì triệu chứng ho có đờm ở trẻ sẽ giảm rõ rệt.

- Đường phèn chưng quất: Vị chua của quất kèm vị hơi đắng của phần vỏ sẽ có tác dụng trị ho, long đờm hiệu quả, ngoài ra còn cung cấp thêm vitamin C, canxi, kẽm,... cho bé.

- Nước diếp cá pha mật ong: Diếp cá là loại rau có tác dụng kháng sinh tự nhiên, ức chế các tác nhân gây ra bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả. Do đó, mẹ nên cho bé uống nước lá diếp cá xay nhuyễn, pha thêm một ít mật ong để làm giảm tình trạng trẻ ho có đờm.

Khi trẻ bị ho đờm, hãy cho ngậm mật ong

Mật ong chứa hợp chất Caroten kháng khuẩn tự nhiên cao, có thể giúp làm giảm cơn đau họng và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho cả người lớn và trẻ em.

Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ trẻ có thể pha 1 muỗng cà phê mật ong vào nước ấm và cho bé uống trực tiếp. Việc này sẽ giúp giảm triệu chứng ho. Lưu ý rằng không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc.

Cho trẻ ngậm mật ong khi ho có đờm

Cho trẻ ngậm mật ong khi ho có đờm

Kê đầu cho bé khi ngủ

Trẻ em dưới 18 tháng tuổi không nên sử dụng gối khi đi ngủ vì cổ của bé chưa đủ mạnh, và khi sử dụng gối có thể gây tổn thương cho xương cổ. Vậy với những trẻ bị ho có đờm dưới 18 tháng tuổi thì mẹ phải làm sao? 

Có một phương pháp mà chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyên mẹ áp dụng, đó là nâng cao một đầu của nệm lên bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn phía dưới nệm và đặt đầu bé ở phía cao hơn để giúp bé thoải mái hơn khi ngủ.

Trường hợp trẻ bị ho đờm hãy kê đầu cho bé khi ngủ

Trường hợp trẻ bị ho đờm hãy kê đầu cho bé khi ngủ 

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Để giúp bé giảm ho và nghẹt mũi, độ ẩm trong không khí rất quan trọng. Khi mua máy tạo độ ẩm, mẹ bé nên chọn loại máy làm ẩm không khí lạnh vì nó an toàn hơn cho trẻ. Loại máy này cũng có thể làm ẩm không khí ấm khi cần thiết.

Vào ban đêm, hãy đặt máy ở gần nơi bé ngủ để hoạt động hiệu quả. Còn vào ban ngày, hãy đặt máy ở nơi bé thường sinh hoạt nhiều nhất. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm để trị ho có đờm cho bé

Sử dụng máy tạo độ ẩm để trị ho có đờm cho bé

Sử dụng tinh dầu

Khi trẻ bị ho đờm, một số loại tinh dầu có thể hữu ích trong việc giảm ho khi được phát tán vào không khí. Tuy nhiên, trước khi sử dụng tinh dầu cho con thì mẹ trẻ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Điều này cần thiết vì không phải tất cả các loại tinh dầu đều an toàn cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc sử dụng tinh dầu cũng cần tuân thủ liều lượng thích hợp cho từng trẻ.

Khi trẻ ho có đờm hãy dùng tinh dầu theo chỉ định của bác sĩ

Khi trẻ ho có đờm hãy dùng tinh dầu theo chỉ định của bác sĩ

PulmoAnti - Hỗ trợ điều trị ho có đờm cho bé an toàn, hiệu quả nhanh

Khi trẻ bị bệnh, mẹ nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược, có thành phần từ thiên nhiên để làm giảm triệu chứng ho có đờm cho trẻ và tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh sau này.

PulmoAnti - thực phẩm chức năng Đông Nam Dược có tác dụng hỗ trợ điều trị ho có đờm cho bé an toàn, lành tính và hiệu quả nhanh chóng là sự lựa chọn tốt dành cho mẹ lúc này.

- Thành phần 100% dược liệu xanh, bao gồm kim ngân hoa, bạch biển đậu, sắn dây, mạch môn, bạc hà, bách bộ, linh chi, cam thảo, đảng sâm

- Các thành phần thảo dược có trong sản phẩm PulmoAnti đã được bào chế và chiết xuất thành dạng siro. Do đó, bạn sẽ không phải mất thời gian để sắc thuốc mà có thể sử dụng ngay. Điều này cũng giúp cho cơ thể hấp thu thuốc hiệu quả hơn.

- Trẻ em từ 1 tuổi trở lên, phụ nữ có thai và người có bệnh lý nền đều có thể sử dụng sản phẩm PulmoAnti.

PulmoAnti có tác dụng hỗ trợ điều trị ho có đờm cho bé

PulmoAnti có tác dụng hỗ trợ điều trị ho có đờm cho bé an toàn, hiệu quả nhanh

Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc - VPO PHARCO. Mặc dù là một công ty có tuổi đời còn trẻ nhưng đã phần nào khẳng định được chất lượng và vị thế tại Việt Nam. Công ty đã được trao giải thưởng “Top 10 thương hiệu vàng Việt Nam 2022”, có hệ thống phân phối tại nhiều tỉnh thành với hơn 2000 đại lý và nhà phân phối lẻ, được sự công nhận bởi các đối tác và bệnh viện lớn. 

PulmoAnti là một trong những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị cho trẻ ho có đờm do viêm phổi, viêm họng và sốt, được chiết xuất 100% từ thảo dược xanh, được bảo chứng chất lượng.

Mẹ có thể tìm mua sản phẩm tại các đại lý và nhà phân phối của VPO PHARCO. Tra cứu thông tin điểm bán tại đây.

Trên đây là toàn bộ thông tin về triệu chứng trẻ ho có đờm mà VPO PHARCO muốn chia sẻ với mẹ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm nhiều bí quyết để chăm sóc trẻ khỏe mạnh, lớn nhanh. Ngoài ra, nếu cần thêm thông tin tư vấn về sản phẩm PulmoAnti, mẹ hãy liên hệ với website chính thức củaVPO PHARCO ngay nhé!

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký