TIN VPO PHARCO

Sốt xuất huyết có được tắm không? Lời khuyên từ chuyên gia y tế

30.08.2022 - bởi VPOPHARCO
Sốt xuất huyết có được tắm không là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ như hiện nay - Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã có hơn 100.000 ca mắc sốt xuất huyết. Nguyên nhân gây bệnh do virus Dengue xâm nhập vào cơ thể người thông qua muỗi vằn cái đốt và hút máu người bệnh.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thông qua muỗi vằn cái

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thông qua muỗi vằn cái 

Bệnh sốt xuất huyết cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thậm chí có thể lấy đi tính mạng người bệnh. Vậy, người mắc sốt xuất huyết có tắm gội được không? Cùng VPO PHARCO tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh nhân sốt xuất huyết có được tắm không?

Nhiều người khi mắc bệnh sốt xuất huyết lo ngại việc tắm gội có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh nên học lựa chọn phương án lau người bằng nước ấm. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, ba mẹ thường lo lắng và không cho con tắm vì sợ trẻ sẽ bị ốm nặng hơn. 

Trên thực tế, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể tắm gội bình thường. Tiến sĩ Suranjit Chatterjee thuộc bệnh viện Indraprastha Apollo, New Delhi cho biết rằng người bệnh có thể tắm gội ngay ngay cả khi bị sốt, nhưng sau đó phải làm khô tóc đúng cách để tránh làm bệnh tình nghiêm trọng hơn. 

Người bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể tắm bình thường nhưng cần lau khô người

Sốt xuất huyết có được tắm không? Người bệnh vẫn có thể tắm bình thường, nhưng phải lau khô toàn thân thật kỹ 

Người bệnh trong giai đoạn từ đầu ngày 4 đến ngày 7, các triệu chứng sốt có thể được cải thiện thấy rõ, nhưng không có nghĩa tình trạng bệnh giảm nhẹ. Trong thời điểm này, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sốt xuất huyết như tăng tính thấm thành mạch, giảm tiểu cầu,... Điều này dẫn đến xuất huyết nhiều cấp độ khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh. Lúc này, việc tắm gội tốt nhất nên được thay thế bằng lau mình bằng khăn ấm.

Tóm lại, tùy vào từng trường hợp, giai đoạn bệnh mà người mắc sốt xuất huyết có tắm được không. Việc tắm gội nên được thực hiện dưới sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa phụ trách việc điều trị của bệnh nhân.

Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có được tắm không?

Giảm tiểu cầu là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết, xảy ra vào ngày thứ 3 đến thứ 7 của bệnh. Mặc dù lúc này, cơn sốt đã thuyên giảm nhưng bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng nặng hơn như xuất huyết dưới da, chảy máy cam, chảy máu chân răng,...

Không nên tắm khi bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu

Không nên tắm khi bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu

Do đó, bệnh nhân cần hạn chế tắm rửa trong giai đoạn này. Nếu không rất dễ bị giãn nở mạch máu, chảy máu dưới da, trong cơ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Tắm khi bị sốt xuất huyết gây ảnh hưởng gì cho người bệnh

Sốt xuất huyết có tắm được không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại. Người bệnh mặc kệ khuyến cáo của bác sĩ có thể nhận nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

- Nếu người bệnh bị hạ tiểu cầu có thể dẫn đến chảy máu dưới da hoặc cơ khi tắm và kỳ cọ mạnh.

- Trong khoảng ngày 3 - 7 của bệnh, việc tắm gội sẽ gây ra giãn thành mạch, nguy cơ khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. 

Tắm gội lâu có thể dẫn đến giãn thành mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Tắm gội lâu có thể dẫn đến giãn thành mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Người bị sốt xuất huyết cần lưu ý những gì khi tắm gội?

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề sốt xuất huyết có được tắm không thì người bệnh cũng không nên chủ quan. Để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân sốt xuất huyết cần lưu ý một số vấn đề sau khi tắm gội:

- Không tắm bằng nước lạnh vì có thể làm mạch ngoài co lại, trong khi mạch trong giãn ra dẫn đến tăng nguy cơ tử vong.

- Việc tắm gội chỉ mang ý nghĩa vệ sinh cá nhân nên không cần phải ngâm mình quá lâu.

- Nếu người bệnh có dấu hiệu hạ tiểu cầu thì cần tránh kỳ cọ mạnh khi tắm để tránh gây xuất huyết dưới da hoặc trong cơ thể.

- Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 nên sử dụng khăn ấm sạch để lau mình, tránh gây giãn thành mạch.

Hướng dẫn cách tắm phù hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Nội dung tiếp theo của bài viết, VPO PHARCO sẽ hướng dẫn cho bạn cách tắm cho người bệnh sốt xuất huyết sao cho đúng chuẩn y khoa, an toàn cho sức khỏe.

Người bị sốt thể nhẹ

- Tắm nhanh với nước ấm ở trong phòng kín, tránh gió hoặc chỉ cần lau qua người cho bệnh nhân bằng khăn nhúng qua nước ấm.

- Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thể nhẹ cũng có thể tắm nhanh dưới vòi sen nhưng không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.

- Đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, bạn chỉ nên lau mình cho con bằng nước ấm.

- Tuyệt đối không được dùng nước lạnh để tắm hay lau mình cho người bệnh.

Bệnh nhân sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tắm nhanh bằng nước ấm hoặc lau người bằng khăn ấm

Bệnh nhân sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tắm nhanh bằng nước ấm hoặc lau người bằng khăn ấm

Bệnh nhân sốt xuất huyết giảm tiểu cầu

- Trong trường hợp bệnh nhân đã có triệu chứng giảm tiểu cầu, bạn chỉ nên lau người cho bệnh nhân bằng khăn ấm.

- Tránh tắm rửa, kì cọ mạnh lên người bệnh nhân để tránh gây giãn nở mạch máu, xuất huyết.

- Nếu bắt buộc phải tắm cho bệnh nhân thì chỉ nên tắm nhanh với nước ấm. Tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh.

Lời khuyên của chuyên gia y tế cho bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại nhà

Ngoài việc sốt xuất huyết phát ban ngứa có tắm được không, chuyên gia y tế còn một số lời khuyên cho người bệnh khi điều trị tại nhà như:

- Bia, rượu có thể làm giãn thành mạch nên bệnh nhân sốt xuất huyết cần tuyệt đối không sử dụng trong thời gian điều trị.

- Cơ thể người bệnh còn mệt mỏi, đặc biệt hệ tiêu hóa nên cần tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, vì dễ gây khó tiêu, đau bụng.

Đồ dầu mỡ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là người mắc sốt xuất huyết

Đồ dầu mỡ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là người mắc sốt xuất huyết

- Hạn chế các thực phẩm có màu đỏ, nâu và đen để khi nôn hoặc đi nặng có thể nhận biết có xuất huyết tiêu hóa hay không.

- Tránh các thực phẩm cay nóng như: ớt, mù tạt,... vì sẽ khiến cơ thể sinh nhiều nhiệt, gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và giảm sốt ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

- Các loại nước nhiều đường, có chứa caffeine, thuốc lá cũng nằm trong danh sách chống chỉ định của bác sĩ.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏe?

Qua bài viết về chủ đề sốt xuất huyết có được tắm không, chúng tôi mong muốn mang đến những thông tin bổ ích cho Quý khách. Tuy có thể tắm trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, nhưng người bệnh vẫn nên lau mình bằng khăn sạch, đặc biệt trong khoảng 3 - 7 ngày diễn biến của bệnh. 

Thông tin liên hệ:

🌐 Website: https://vpopharco.com.vn/

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký