TIN VPO PHARCO

Rễ cỏ tranh - Chỉ là cỏ dại hay là dược liệu thần kỳ?

17.10.2022 - bởi VPOPHARCO
Rễ cỏ tranh hay còn được gọi với nhiều tên khác như cỏ tranh răng, bạch mao căn, dia, nhất địa,... Mặc dù là loài cỏ mọc dại nhưng đây lại là thảo dược “thần kỳ”, mang nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Để tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của rễ cỏ tranh, liệu có xứng đáng với cái danh “thần dược” hay chỉ là cỏ dại, hãy xem ngay bài viết dưới đây của VPO PHARCO nhé

Rễ cỏ tranh - Vị thuốc quý từ 2.000 năm trước

Cây cỏ tranh, đặt biệt là phần rễ có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh. Vị thuốc này có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, lành tính và có giá tương đối rẻ nên có thể sử dụng hàng ngày để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. 

Công dụng chữa bệnh của rễ cây cỏ tranh không chỉ mới được phát hiện từ những năm gần đây mà đã được sử dụng từ hơn 2.000 năm trước. Vị thuốc của rễ cỏ tranh đã được ghi trong nhiều cuốn y thư cổ như Bản kinh, Danh y biệt lục, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo cầu chân,...

Rễ cỏ tranh đã được sử dụng trong các bài thuốc Đông y từ 2.000 năm trước 

Rễ cỏ tranh đã được sử dụng trong các bài thuốc Đông y từ 2.000 năm trước

Cỏ tranh là dược liệu thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên khoa học là Imperata Cylindrica. Loại cỏ này mọc dại, có thể tìm thấy ở hầu hết mọi tỉnh thành của Việt Nam. Cây sống lâu năm, có rễ lan dài và cắm sâu xuống đất.

Thân cây chắc, cao khoảng 30 - 90cm. Lá cây mọc thẳng đứng, phiến lá xanh, dáng hẹp và dài khoảng 15 - 30cm, mặt trên nhám và mặt dưới nhẵn, mép lá khá sắc. Hoa có màu trắng, hình chùy dài từ 5 đến 20cm, mọc thành nhiều bông nhỏ, bên ngoài phủ lớp lông mềm.

Rễ cây có hình trụ, dài từ 30 đến 40cm, đường kính khoảng 0,2 - 0,4cm. Bên ngoài của rễ có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, chia làm nhiều đốt nhỏ khoảng 1 - 3,5cm. Cây dược liệu này khá dai, có thể bẻ gãy dễ dàng ở các đốt. Phần mặt khi bẻ ra có sợi.

Loại cỏ này có ở nhiều quốc gia trên thế giới với từng công dụng chữa trị bệnh khác nhau. Ví dụ như loài cỏ tranh ở Campuchia được sử dụng kết hợp với nhiều loại thảo mộc để trị bệnh trĩ. Còn ở Trung Quốc, loại cây này được dùng trong các bài thuốc trị sốt, nôn mửa,...

Những công dụng tuyệt vời của rễ cỏ tranh

Tác dụng rễ cỏ tranh không chỉ được công nhận và ghi chép trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền mà còn được chứng minh và kiểm chứng bởi Y học hiện đại.

Những công dụng tuyệt vời của rễ cây cỏ tranh trong điều trị bệnh

Những công dụng tuyệt vời của rễ cây cỏ tranh trong điều trị bệnh

Rễ cỏ tranh có tác dụng gì trong Đông y?

Theo Đông y, rễ cây cỏ tranh là dược liệu có vị ngọt, tính hàn. Quy vào kinh phế, vị và bàng quang. Loại cỏ này có nhiều tác dụng tuyệt vời trong thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, lợi tiểu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng thổ huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nóng trong người, phù nề vàng da, khát nước, cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu,... 

Người ta thường dùng phần rễ của cây cỏ tranh tươi hoặc phơi khô để làm thuốc. Liều lượng dùng mỗi ngày thường khoảng 30 - 60g tươi hoặc 9 - 30g khô. Tuy nhiên, không nên dùng rễ cây cỏ tranh đối với những người hư hỏa hay phụ nữ đang mang thai.

Tác dụng trong Y học hiện đại

Theo một vài nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của rễ cây cỏ tranh có nhiều chất hóa học có lợi đối với sức khỏe như Glucose, Fructose, Cylindrin, Oxalic acid, Potassium Arundoin,... Nhờ vậy mà loại cỏ này mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả trong Tây y:

- Có hiệu quả trong quá trình đông máu nhờ có tác dụng rút ngắn thời gian huyết tương phục hồi canxi.

- Ức chế trực khuẩn Flexner và Sonnei.

- Có hàm lượng Kali cao, rất có lợi trong việc kích thích tiểu tiện. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ đạt được hiệu quả cao trong khoảng 5 - 10 ngày sử dụng.

Tác dụng của rễ cây có tranh đã được công nhận bởi Y học cổ truyền và Y học hiện đại 

Tác dụng của rễ cây có tranh đã được công nhận bởi Y học cổ truyền và Y học hiện đại 

13 bài thuốc Đông y từ dược liệu cỏ tranh

Như đã đề cập ở trên, rễ cỏ tranh là loại dược liệu có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng lương huyết, sinh tân, thanh nhiệt, lợi tiểu. Có thể kết hợp cỏ tranh với những dược liệu khác thành các bài thuốc hữu hiệu, tốt cho sức khỏe.

Điều trị sốt xuất huyết

Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết bao gồm các loại dược liệu sau: 20g rễ cây cỏ tranh khô, 20g cây cỏ mực, 16g tang diệp, 20g rau má, 16g kinh giới, 24g đậu đen đã sao thơm, 12g cam thảo. Sắc hỗn hợp các dược liệu trên rồi chia thành 2 phần để uống trong ngày.

Lợi tiểu, chữa chứng khó tiểu

Đối với bài thuốc từ rễ cây cỏ tranh chữa chứng khó tiểu, bí tiểu, bạn có thể áp dụng theo 2 cách sau:

- Cách 1: Trộn hỗn hợp các thảo dược gồm 30g rễ cây cỏ tranh khô, 25g xa tiền sử, 40g râu ngô và 5g hoa cúc. Sau đó lấy ra 50g hỗn hợp, đem sắc chung với 750ml nước. Uống liên tục bài thuốc này trong 10 ngày để đạt hiệu quả rõ rệt.

- Cách 2: Sắc 50g rễ cỏ tranh tươi, 10g rau má, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô và 8g rau diếp cá thành thuốc rồi chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục thang thuốc này từ 3 đến 5 ngày.

Bài thuốc từ rễ cỏ tranh có tác dụng lợi tiểu

Bài thuốc từ rễ cỏ tranh có tác dụng lợi tiểu

Bài thuốc cỏ tranh chữa bệnh viêm thận cấp

Có 2 cách sắc thuốc từ rễ cây cỏ tranh để hỗ trợ điều trị viêm thận cấp, đó là:

- Cách 1: Sắc 200g rễ cỏ tranh khô với 500ml trên lửa nhỏ. Khi nước thuốc cạn còn khoảng 100 - 150ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 - 3 phần và uống trong ngày. Nên sử dụng liên tục trong 1 tháng để đặt hiệu quả tốt nhất.

- Cách 2: Trộn chung rễ cây cỏ tranh tươi với cam thảo nam, hoàng đằng, kim ngân hoa, đậu đen, cỏ mần trầu, mã đề, kinh giới, kim anh tử. Mỗi loại dược liệu lấy 10g rồi đem sắc chung với 3 bát nước. Đợi đến khi nước cạn còn 1 bát là được. Sử dụng nước thuốc sau mỗi bữa ăn và dùng liên tục trong 15 ngày.

Điều trị viêm đường tiết niệu

Các loại dược liệu cần có trong bài thuốc Đông y điều trị viêm đường tiết niệu gồm có: 10g rễ cỏ tranh khô, 20g đinh lăng, 20g kim ngân, 20g rau diếp cá, 20g rau má, 20g kim tiền thảo, 16g tang diệp, 16g hương nhu. Đem sắc các dược liệu thành thuốc và uống trong ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Rễ cây có tranh có thể hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Rễ cây có tranh có thể hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Giải độc, làm mát gan

Để giải độc cơ thể, làm mát gan, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc Đông y có thành phần rễ cỏ tranh sau:

- Bài thuốc 1: Đun chín nhừ 150g rễ cây cỏ tranh tươi đã làm sạch vỏ với 150g thịt lợn nạc thái mỏng và 50g bạch anh tươi. Ăn mỗi ngày mỗi lần và kéo dài trong khoảng 10 - 15 ngày.

- Bài thuốc 2: Cho 200g rễ cây cỏ tranh đã làm sạch vào 700ml nước rồi đun sôi. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 7 – 10 phút. Uống nước này thay nước lọc, thời gian sử dụng để đặt hiệu quả điều trị là từ 10 - 15 ngày.

Chữa bệnh chảy máu cam

Có 2 cách để chữa bệnh chảy máu cam từ rễ cỏ tranh như sau:

- Cách 1: Cho 18g chi tử 18g và 36g rễ cây cỏ tranh 36g vào 400ml nước. Sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 100ml. Uống thuốc khi còn nóng trước khi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy. Uốn liên tục trong 7 đến 10 ngày để thuốc đạt hiệu quả tốt.

- Cách 2: Dùng 80g sinh mao căn tươi sắc thành thuốc uống mỗi ngày. Nên uống sau khi ăn và uống liên tục trong khoảng 7 - 10 ngày.

Có thể sử dụng sinh mao căn tươi để chữa bệnh chảy máu cam 

Có thể sử dụng sinh mao căn tươi để chữa bệnh chảy máu cam

Chữa xuất huyết đường tiêu hóa

Thang thuốc Đông y chữa xuất huyết đường tiêu hóa có thành phần rễ cây cỏ tranh: 20g rễ cây cỏ tranh khô, 6g cây a giao, 21g củ gừng nướng cháy, 12g thục địa và 16g trắc bách diệp. 

Đem sắc hỗn hợp thả dược thành thuốc và chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày.

Chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt

Bài thuốc chữa khạc, ho ra máu do phế nhiệt bao gồm: 12g sinh địa, 16g rễ cây cỏ tranh khô, 20g rau má, 20g cỏ nhọ nồi và 12g ngân hoa. Sắc hỗn hợp các dược liệu rồi chia thành 2 phần và uống trong ngày.

Bài thuốc trị khô miệng, khô họng do dịch vị hao tổn

Các dược liệu cần có trong bài thuốc: 16g rễ cỏ tranh, 16g đinh lăng, 10g cam thảo, 10g sơn thù, 16g hoài sơn, 12g sa sâm, 8g đan bì, 16g đinh lăng, 10g trạch tả, 12g khởi tử, 12g mạch môn, 20g cát căn. Thang thuốc này cũng đem sắc và chia thành 2 lần uống, dùng trong ngày.

Trị ho lâu ngày do phế hư

Thang thuốc Đông y trị ho lâu ngày do phế hư gồm: 20g rễ cây cỏ tranh khô, 10g cam thảo, 20g củ gừng, 16g rễ xương sông, 10g bán hạ chế, 16g tang bạch bì, 10g trần bì, 12g cát cánh. 

Sắc hỗn hợp thành thuốc và chia làm 2 phần để uống trong ngày. Nên sử dụng liên tục trong khoảng 3 - 4 ngày để cải thiện tình trạng ho.

Cải thiện tình trạng ho lâu ngày do phế hư

Cải thiện tình trạng ho lâu ngày do phế hư

Chữa nước tiểu vàng, vàng da do can khí uất kết

Các loại thảo dược cần có trong bài thuốc chữa nước tiểu vàng, vàng da do can khí uất kết gồm: 16g rễ cây cỏ tranh khô, 12g nhân trần, 8g chỉ xác, 12g bạch thược, 14g nam hoàng bá, 10g chi tử, 20g đinh lăng, 8g đan bì, 12g xa tiền, 12g củ đợi. Sắc hỗn hợp các dược liệu trên rồi chia thành 2 phần để uống trong ngày.

Chữa sỏi thận bằng rễ cỏ tranh

Đối với bài thuốc từ rễ cây cỏ tranh và các dược liệu để chữa sỏi thận, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 20g rễ cây cỏ tranh, 10g mộc thông, 16g cối xay, 10g kim tiền thảo, 20g đinh lăng, 16g cối xay, 20g mã đề thảo. 

Sắc hỗn hợp thành thuốc và chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong 4 - 5 ngày.

Hỗ trợ trị hen suyễn

Bài thuốc chữa hen suyễn từ rễ cây cỏ tranh: Rửa 20g rễ cây cỏ tranh tươi rồi sắc nước uống. Dùng sau bữa tối và liên tục trong 8 ngày để đảm bảo thuốc đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc từ rễ cây cỏ tranh có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn 

Bài thuốc từ rễ cây cỏ tranh có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn 

 

Thanh phục huyết HemoSheild - Thanh nhiệt, giải độc, trị sốt xuất huyết có thành phần rễ cỏ tranh

Ngoài việc phải tự sắc thuốc từ các loại thảo dược Đông y, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng Đông Nam Dược được bào chế từ thảo dược xanh của Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc - VPO PHARCO là Thanh phục huyết HemoSheild.

Thanh phục huyết HemoShield với thành phần rễ cỏ tranh, kết hợp với các loại dược liệu khác như cỏ chỉ thiên, đại thanh diệp, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, kinh giới. Các thành phần này được bào chế, gia giảm theo một tỷ lệ thích hợp để tạo ra thực phẩm chức năng dạng cao khô hỗn hợp chứa trong viên nang mềm.

HemoShield có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của sốt xuất huyếttay chân miệng ở trẻ với hiệu quả nhanh chóng, đảm bảo an toàn và lành tính với sức khỏe. Sản phẩm đã được cấp giấy phép bởi Bộ Y tế, được phân phối trên nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng HemoShield.

Thanh phục huyết HemoShield

Thanh phục huyết HemoShield có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sốt xuất huyết

Những lưu ý khi sử dụng rễ cỏ tranh

Không thể phủ nhận rằng, rễ cây cỏ tranh là một trong những loại dược liệu tốt cho sức khỏe, có thể áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng rễ cây cỏ tranh là không nên tùy tiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Không sử dụng các bài thuốc từ rễ cây cỏ tranh cho những bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

- Những người hư hỏa, tạng hàn, phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên sử dụng rễ cây cỏ tranh.

- Cơ địa của mỗi người khác nhau nên tác dụng của thuốc cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, công dụng của các bài thuốc Đông y thường không thể phát huy ngay lập tức. Do đó, bạn phải kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả.

- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu phát hiện có các dấu hiệu như nôn mửa, đau bụng thì cần dừng lại ngay và đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, thăm khám.

Sử dụng rễ cỏ tranh đúng cách để đảm bảo dược tính phát huy hiệu quả

Sử dụng rễ cỏ tranh đúng cách để đảm bảo dược tính phát huy hiệu quả

Có thể thấy, rễ cỏ tranh mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý và tìm hiểu kỹ về cách dùng để dược tính của thảo dược phát huy được hiệu quả tối đa. Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc đặt mua Thanh phục huyết HemoShield, bạn đừng ngần ngại liên hệ với website chính thức của VPO PHARCO nhé!

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký