TIN VPO PHARCO

Nên làm gì khi trẻ bị ho sổ mũi? Nguyên nhân và cách xử lý

06.10.2022 - bởi VPOPHARCO
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khiến trẻ bị ho sổ mũi, nhất là thời điểm giao mùa. Mặc dù những triệu chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu để bệnh kéo dài mà không có biện pháp điều trị hợp lý có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,... Vậy, bố mẹ nên làm gì để bé mau khỏi bệnh? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của VPO PHARCO để biết thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc trẻ nhỏ nhé!

Những triệu chứng cơ bản của cảm lạnh

Triệu chứng của cảm lạnh thường xuất hiện trong khoảng một đến ba ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh. Các dấu hiệu và triệu chứng này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người, bao gồm:

- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

- Đau họng.

- Ho.

- Sưng hạch bạch huyết.

- Đau đầu nhẹ hoặc đau nhức cơ thể nhẹ.

- Hắt xì.

- Sốt nhẹ.

- Cảm thấy khó chịu, không khỏe.

Trong quá trình cảm lạnh diễn ra, dịch chảy ra từ mũi có thể trở nên đặc hơn và có màu vàng hoặc xanh lá cây. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn.

Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ bị ho sổ mũi đi khám bác sĩ?

Dưới đây là một số dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị ho, đòi hỏi đưa trẻ đi khám ngay, càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ biến chứng trong tương lai:

Đối với trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:

- Trẻ có sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể bị co giật.

- Thở không đều, có biểu hiện bất thường.

- Ban đầu trẻ có khụt khịt mũi, sau đó chuyển sang ho và ho nhiều.

- Chảy nhiều nước mũi, trẻ quấy khóc, kém hứng thú khi bú.

Đối với trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:

- Trẻ sơ sinh ngừng bú hoàn toàn hoặc bú kém đi.

- Sốt cao liên tục hoặc giảm nhiệt đột ngột.

- Khò khè, khó thở, có tiếng rít khi thở.

- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.

- Trẻ có biểu hiện nôn mửa, trớ và mệt mỏi.

- Ho kéo dài, ho nhiều vào buổi tối và sáng sớm hơn.

- Trẻ bị ho và sổ mũi, hắt hơi.

- Thở hổn hển, lồng ngực có biểu hiện rút lõm.

- Da của trẻ có biểu hiện tím tái.

Đưa trẻ đi khám ngay có dấu hiệu sổ mũi

Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức khi có những dấu hiệu trên để được đánh giá và điều trị kịp thời
 

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho sổ mũi?

Ho được xem là một trong những triệu chứng thông thường của cơ thể để bảo vệ và làm sạch đường hô hấp trước những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Đồng thời giúp đẩy các chất nhầy, đờm ra bên ngoài. 

Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, viêm tai giữa,... khiến trẻ bị ho kèm theo sổ mũi. Vậy, có những nguyên nhân nào khiến cho trẻ bị ho sổ mũi?

Truy tìm nguyên nhân khiến bé bị ho sổ mũi

Truy tìm nguyên nhân khiến bé bị ho sổ mũi

Bị cảm lạnh

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho trẻ bị ho sổ mũi đó là cảm lạnh. Bệnh này có xu hướng phổ biến hơn vào những thời điểm giao mùa thu - đông. Bởi vì, sức đề kháng của trẻ vẫn còn non yếu, hệ hô hấp cũng khá nhạy cảm nên mỗi khi thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ bị cảm lạnh. 

Khi bị cảm lạnh, trẻ có thể bị sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi liên tục, quấy khóc,... Các triệu chứng này có thể tự khỏi sau khoảng 4 - 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách mà không cần dùng đến thuốc. 

Tuy nhiên, nếu bố mẹ chủ quan, không điều trị bệnh cho trẻ cẩn thận thì nguy cơ bệnh diễn biến trầm trọng hơn, khả năng mắc viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản,... là rất cao.

Bị cảm cúm

Cảm cúm là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do virus cúm gây ra, có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và phổi của người bệnh. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày.

Rất nhiều bố mẹ cảm thấy khó khăn và dễ nhầm lẫn khi phân biệt cảm cúm và cảm lạnh do triệu chứng của bệnh có nhiều điểm giống nhau. Ví dụ như sốt cao, đau đầu, ho, sổ mũi,... Tuy nhiên, cảm cúm có tính chất phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Cảm cúm có thể khiến trẻ bị ho sổ mũi

Cảm cúm có thể khiến trẻ bị ho sổ mũi

Viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị sổ mũi, ngứa mũi, ho, hắt hơi liên tục, chán ăn, buồn nôn, ho có đờm, thậm chí xuất hiện các triệu chứng như ù tai, khó thở. Bé có thể mắc bệnh này khi thời tiết giao mùa, hít phải nhiều phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,...

Viêm xoang

Khi thời tiết đột ngột thay đổi hay phải sống trong môi trường bị ô nhiễm, trẻ nhỏ rất dễ bị viêm xoang. Các triệu chứng của bệnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh là cấp tính hay mạn tính. Cụ thể:

- Viêm xoang cấp tính: Trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm ho, hắt hơi, sốt nhẹ, thường xuyên quấy khóc, chán ăn,... Các triệu chứng này thường đến một cách đột ngột và tự lành sau khoảng 1 - 2 tuần.

- Viêm xoang mạn tính: Bệnh có thể kéo dài hơn 8 tuần do không được điều trị đúng cách, có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm amidan, viêm tai giữa,..

Các yếu tố nguy cơ của cảm lạnh

Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị cảm lạnh như sau:

- Hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện: Do tính chất của trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch của họ chưa được hoàn thiện. Điều này khiến cho trẻ chưa từng tiếp xúc với nhiều loại virus có mặt trong môi trường xung quanh vì vậy không đủ khả năng chống lại các virus này.

- Tiếp xúc với trẻ khác: Trẻ nhỏ ở trong nhà trẻ tiếp xúc với nhiều đứa trẻ mà không rửa tay hoặc che miệng khi hắt hơi. Việc này sẽ dẫn đến nguy cơ cho trẻ nhiễm virus và cảm lạnh cao hơn. 

- Thời gian trong năm: Cả trẻ em và người lớn đều dễ bị cảm lạnh từ mùa thu đến cuối mùa xuân. Vì trong khoảng thời gian này, thời tiết thay đổi và các virus gây cảm lạnh thường xuất hiện nhiều hơn làm tăng khả năng trẻ bị nhiễm và bị cảm lạnh.

Biến chứng của cảm lạnh

Viêm tai giữa là một biến chứng phổ biến khi mắc cảm lạnh. Đây là do màng nhĩ trong tai của trẻ nhỏ có cấu trúc ngắn, rộng và nằm ngang, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập. Khi trẻ bị ho và có đờm sổ mũi, tai trở nên ẩm ướt và là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.

Khò khè là một triệu chứng có thể xảy ra do cảm lạnh, ngay cả khi trẻ không bị hen suyễn. Nếu trẻ đã mắc hen suyễn, cảm lạnh có thể làm tăng tình trạng bệnh.

Viêm xoang là một biến chứng khác của cảm lạnh, khi không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm trùng trong xoang và gây viêm xoang.

Biến chứng của bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh còn có thể gây ra những biến chứng nhiễm trùng thứ cấp khác như viêm phổi, viêm phế quản và co thắt

Nên làm gì khi trẻ bị ho sổ mũi? 

Trẻ bị ho sổ mũi khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Bởi, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, sút cân mà còn có thể mắc các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa,... nếu để tình trạng bệnh kéo dài. Vậy, khi trẻ bị sổ mũi phải làm sao? Để trẻ nhanh hết bệnh, bố mẹ có thể tham khảo một số cách chữa sổ mũi cho bé dưới đây.

Bé bị sổ mũi phải làm sao để nhanh hết bệnh?

Bé bị sổ mũi phải làm sao để nhanh hết bệnh?

Thuốc hạ sốt

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ em đối với virus, thường biểu hiện dưới dạng sốt nhẹ. Để giảm khó chịu liên quan đến sốt, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những loại thuốc này không thể tiêu diệt được virus gây cảm lạnh.

Việc sử dụng acetaminophen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi không được khuyến nghị, và cần đặc biệt cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng acetaminophen lớn hơn. Do liều lượng thuốc thay đổi tùy theo cân nặng, có thể gây nhầm lẫn, vì vậy nếu không chắc chắn về liều lượng phù hợp cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng.

Thuốc ho và cảm lạnh

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị xem việc dùng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn (OTC) là cách chữa sổ mũi cho bé dưới 2 tuổi. Thuốc ho và cảm lạnh OTC có thể gây nguy hiểm cho bé mà không điều trị nguyên nhân gây cảm lạnh, không làm bệnh nhanh khỏi hơn.
Vào tháng 6 năm 2008, các nhà sản xuất đã rút khỏi thị trường các loại thuốc ho và cảm lạnh dành cho trẻ nhỏ. Họ cũng đã thay đổi nhãn sản phẩm trên các loại thuốc ho và cảm lạnh OTC còn lại để cảnh báo không sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi vì những rủi ro về an toàn sức khỏe.
Khi trẻ bị sốt nên cấp nhiều chất lỏng vì nó quan trọng để tránh cho trẻ bị mất nước. Do đó, bố mẹ có thể khuyến khích bé uống và nếu trẻ vẫn đang bú sữa mẹ, bà mẹ hãy tiếp tục cho trẻ bú do sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể rất tốt để bảo vệ trẻ khỏi vi trùng gây cảm lạnh.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ bị ho, kèm theo chảy nước mũi có màu trong suốt, bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho trẻ khoảng 4 - 5 mỗi ngày. 

Bố mẹ chỉ cần cho bé nằm xuống và hơi ngửa đầu ra phía sau rồi nhỏ 4 - 5 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi (nếu trẻ dưới 1 tuổi thì chỉ cần nhỏ 2 - 3 giọt). Đợi khoảng 30 giây để chất nhầy bên trong mũi bị nước muối làm loãng thì bố mẹ cho bé ngồi dậy và xì mũi để đầu dịch nhầy ra bên ngoài.

Nếu bé còn quá nhỏ, không thể tự xì mũi thì bố mẹ có thể dùng phương pháp hút mũi để hút đờm nhớt ra ngoài cho bé. Mỗi ngày thực hiện khoảng 4 lần, cho đến khi bé hết hẳn sổ mũi.

Tuy nhiên, nếu thấy bé bị chảy nước mũi có màu vàng xanh thì bố mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà cần đưa bé đến bác sĩ để thăm khám và đưa ra cách chữa trị phù hợp hơn.

Nước muối sinh lý giúp vệ sinh và làm thông thoáng đường thở cho bé

Nước muối sinh lý giúp vệ sinh và làm thông thoáng đường thở cho bé

Kê cao gối cho trẻ khi ngủ

Các chất nhầy ở bên trong cổ họng, khoang mũi khiến trẻ cảm thấy nghẹt mũi, khó thở, nhất là khi nằm. Vì vậy, để trẻ được thoải mái hơn, bố mẹ có thể kê cao gối hơn cho trẻ khi ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên dùng gối cao quá khiến trẻ bị đau, tê, vẹo cổ, khó chịu,...

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bố mẹ cần cho trẻ uống đủ nước và ăn đủ chất để tăng cường sức đề kháng, “tiêu diệt” những con virus, vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ tiêu, dễ nuốt như cháo loãng, súp, canh,...

Giữ ấm cho bé

Khi trẻ bị ho sổ mũi, bố mẹ cần giữ ấm cho bé để không bị nhiễm lạnh bằng cách mặc thêm quần áo dài, chất liệu mềm mại, thông thoáng, đeo thêm khẩu trang và khăn quàng cổ khi cho bé ra ngoài. 

Tuy nhiên, không nên ủ quá ấm đối với trẻ sơ sinh vì có thể khiến cho trẻ dễ bị phát ban, bí bách, không thoát được mồ hôi nên thấm ngược lại cơ thể và gây cảm lạnh.

Chú ý giữ ấm cho bé khi bị bệnh

Chú ý giữ ấm cho bé khi bị bệnh

Áp dụng cách dân gian để trị ho sổ mũi cho bé

Khi bé bị bệnh, bố mẹ không nên tự mua thuốc cho bé uống mà chưa xác định được nguyên nhân và không có chỉ định của bác sĩ. Điều này không chỉ không giúp bé nhanh hết bệnh mà vô tình có thể khiến bé gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Vì vậy, thay vì tự ý cho bé uống thuốc, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị sổ mũi, ngạt mũi đảm bảo an toàn, lành tính như:

- Lá hẹ mật ong: Lá hẹ có tính ấm, vị chua và cay nhẹ, có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, ức chế vi khuẩn, virus gây cảm cúm, viêm họng. Mật ong có tác dụng kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt nấm, vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho bé, hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm hiệu quả.

- Nước chanh mật ong: Chanh là thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa viêm xoang. Khi kết hợp chanh với mật ong sẽ giúp tăng hiệu quả kháng khuẩn, diệt nấm.

- Lá tía tô: Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng ngăn ngừa cảm mạo, hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm, sổ mũi,... tốt.

Áp dụng các mẹo dân gian để điều trị ho sổ mũi cho bé

Áp dụng các mẹo dân gian để điều trị ho sổ mũi cho bé

>>> Có thể bố mẹ quan tâm: Cây thuốc nam chữa ho có đờm có thực sự an toàn, hiệu quả?

PumoAnti - Trợ thủ đắc lực giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả cho bé!

Để tăng hiệu quả trong việc điều trị cho trẻ bị ho sổ mũi, bố mẹ có thể kết hợp các biện pháp trên cùng với việc sử dụng thực phẩm chức năng PulmoAnti. PulmoAnti là sản phẩm được điều chế 100% từ dược liệu tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho, sổ mũi do cúm mùa, sốt siêu vi, Covid-19, viêm họng, viêm phế quản. 

Sản phẩm phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em (trên 1 tuổi), phụ nữ có thai và người có bệnh lý nền. Với phương pháp bào chế và chiết xuất thành dạng siro, PulmoAnti vừa giúp người dùng cảm thấy tiện lợi khi sử dụng, vừa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.

Bố mẹ có thể tìm mua sản phẩm tại các cửa hàng đại lý của VPO PHARCO trên toàn quốc nhé!

Hướng dẫn sử dụng PulmoAnti:

- Uống 3 lần/ngày, sau bữa sáng, trưa và tối.

- Hoà với nước ấm khi uống giúp tạo vị ngọt, thanh dịu, dễ uống.

- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 10ml/lần.

- Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: 5ml/lần.

PulmoAnti - Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho sổ mũi hiệu quả cho bé

PulmoAnti - Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho sổ mũi hiệu quả cho bé

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nếu để bệnh tình kéo dài thì sẽ gây ra những hậu quả gì?

Mặc dù ho, sổ mũi được xem là triệu chứng thông thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị, để bệnh kéo dài lâu ngày, trẻ rất dễ bị viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,... 

Đây đều là những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm khi trẻ có dấu hiệu ho, sổ mũi thì cần có biện pháp để điều trị kịp thời và đúng cách. 

Đặc biệt, nếu trẻ bị bệnh kèm theo những triệu chứng như sốt cao trên 38०C, co giật, nôn mửa, chán ăn, thường xuyên quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, khó thở, nước mũi đặc, có màu xanh lá,... thì bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị ngay vì đây là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nguy hiểm.

Tuyệt đối không nên để trẻ bị ho sổ mũi kéo dài mà không có biện pháp điều trị hợp lý

Tuyệt đối không nên để trẻ bị ho sổ mũi kéo dài mà không có biện pháp điều trị hợp lý

Những điều bố mẹ cần lưu ý để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh

Để bé có một cơ thể khỏe mạnh, ít bị mắc bệnh, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý trong việc chăm sóc, điều trị cho trẻ bị ho sổ mũi. 

- Phải giữ ấm đầy đủ cho cơ thể của bé để tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh.

- Thường xuyên vệ sinh mũi, họng của bé bằng nước ấm, nước muối sinh lý để làm sạch và bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ, không để vi khuẩn, virus có cơ hội gây bệnh.

- Vệ sinh phòng ngủ của bé thật sạch sẽ, thông thoáng. Cho bé đi ngủ đúng giờ.

- Không nên đưa bé đến những nơi đông người, tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm và cảm lạnh,... Cho bé đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế hít phải bụi bẩn hay mầm bệnh.

- Không nên để trẻ ôm chó, mèo,... để tránh bị dị ứng, ho do lông của những loài động vật này.

- Khi bé bị bệnh, bố mẹ không được tự ý cho bé uống thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Xây dựng chế độ ăn uống cho bé với đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học. Đặc biệt, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp bé luôn khỏe mạnh.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn để bé luôn khỏe mạnh

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn để bé luôn khỏe mạnh

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của VPO PHARCO về nguyên nhân, cũng như cách điều trị ho, sổ mũi cho bé. Để hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho trẻ bị ho sổ mũi hiệu quả hơn, PumoAnti là một gợi ý tốt mà bố mẹ có thể cân nhắc Nếu cần thêm thông tin tư vấn, bố mẹ hãy liên hệ với VPO PHARCO nhé!

Thông tin liên hệ:

🌐 Website: https://vpopharco.com.vn/

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký