TIN VPO PHARCO

Sốt xuất huyết không phát ban có sao không? - Biểu hiện chớ nên xem thường!

09.09.2022 - bởi VPOPHARCO
Sốt xuất huyết là một căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Tuy nhiên, người bị sốt xuất huyết có thể xuất hiện triệu chứng phát ban hoặc không, điều này dễ gây ra nhầm lẫn trong việc nhận biết bệnh. Vậy, sốt xuất huyết không phát ban có sao không? Triệu chứng của sốt xuất huyết là gì? Có bao nhiêu cấp độ? Làm gì để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, nhất là trong giai đoạn mùa mưa?

Trong những tháng gần đây, thời tiết tại Việt Nam đã bắt đầu vào mùa mưa, đây cũng là điều kiện lý tưởng để các loại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết phát triển. Tại Việt Nam, cứ mỗi năm sẽ có trung bình khoảng 110.000 ca bệnh sốt xuất huyết xảy ra, gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng bệnh sốt xuất huyết là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết do virus Dengue

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là gì và nếu bị sốt xuất huyết không phát ban có sao không? Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, được gây ra bởi virus Dengue. Bệnh được lây truyền bởi muỗi vằn Aedes Aegypti mang mầm bệnh từ người sang người.

Sốt xuất huyết được gây ra bởi virus Dengue và lây truyền thông qua vết muỗi đốt

Sốt xuất huyết được gây ra bởi virus Dengue và lây truyền thông qua vết muỗi đốt

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trung bình, mỗi năm trên thế giới có khoảng 390 triệu ca nhiễm virus Dengue, với hơn 70% là người châu Á. Đây là một con số vô cùng lớn, cảnh báo tầm quan trọng của việc phòng chống sốt xuất huyết.

Vậy, bước đầu tiên phòng chống sốt xuất huyết là gì? Đó chính là mỗi người dân đều phải nắm rõ những triệu chứng của bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị. Các triệu chứng bao gồm:

- Sốt cao một cách đột ngột (trên 40℃), có thể xảy ra tình trạng phát ban, gọi là sốt phát ban.

- Cơ thể mệt mỏi, rũ rượi.

- Nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, đôi khi người bệnh còn bị đau thắt lưng và đau chân.

- Nổi hạch.

- Chảy máu ở phần nướu, chân răng.

- Nôn ra máu.

- Thường kèm theo đau họng, buồn nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Tùy theo thể chất của từng người và các cấp độ bệnh mà sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng khác nhau. Do đó, quý khách cần lưu ý rằng sốt xuất huyết mà không bị phát ban hay có phát ban đều nguy hiểm. Bên cạnh đó, khi bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn những món liên quan món ăn nhiều dầu mỡ, không uống trà, ăn đồ cay nóng,... để hạn chế bệnh trở nên nặng.

Các cấp độ của sốt xuất huyết

Để trả lời câu hỏi sốt xuất huyết không phát ban có sao không, quý khách phải hiểu từng giai đoạn, cấp độ phát bệnh và những triệu chứng có thể xuất hiện. Cụ thể như sau:

Cấp độ 1: Sốt xuất huyết nhẹ, biểu hiện những triệu chứng điển hình

Khi vừa bị sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 39℃ - 40℃ và kéo dài từ 2 7 ngày. Đi kèm với các biến chứng sốt xuất huyết là sốt và đau đầu, nhức mỏi tay chân,... Những biểu hiện này khá giống với cảm cúm thông thường nên đôi khi người bệnh sẽ chủ quan, dẫn đến trình trạng trở nặng thành sốt xuất huyết cấp 2, 3.

Sốt xuất huyết thể nhẹ thường có biểu hiện khá giống cảm cúm

Sốt xuất huyết thể nhẹ thường có biểu hiện khá giống cảm cúm thông thường nên nhiều người sẽ chủ quan, không phát hiện

Cấp độ 2: Sốt xuất huyết giai đoạn nặng, có biểu hiện xuất huyết ngoài

Khi bệnh sốt xuất huyết đã trở nặng hơn, ngoài các triệu chứng sốt xuất huyết ở thể nhẹ ra thì người bệnh còn bị xuất huyết dưới da, phần niêm mạc, bắp chân, lưng, bụng, cổ,... Những nốt xuất huyết này còn được gọi là phát ban. Tuy nhiên, đôi lúc sẽ có bệnh nhân bị sốt xuất huyết nhưng không phát ban, do đó, nhiều người cũng thắc mắc sốt xuất huyết không phát ban có sao không? - Câu trả lời là có phát ban hay không thì cũng không xem thường tình trạng bệnh này!

Đa số những người bệnh sốt xuất huyết đều phát hiện bệnh trong giai đoạn này bởi có những biểu hiện rõ ràng, dễ nhìn thấy. Tuy nhiên, đôi lúc tình trạng xuất huyết dưới da sẽ xảy ra ở các nơi kín hơn, khiến bệnh nhân không kịp phát hiện triệu chứng. Nếu bạn chưa biết cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban, hãy tham khảo bài viết: Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết để giúp bạn phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Cấp độ 3: Sốt xuất huyết trong, gây tổn thương nội tạng

Bên cạnh những triệu chứng nêu trên, sốt xuất huyết thể nặng còn đi kèm những triệu chứng suy giảm tuần hoàn, ảnh hưởng đến nội tạng cơ thể. Cụ thể, người bệnh có thể bị hạ huyết áp, da lạnh, vỡ mạch máu, hạ tiểu cầu, cơ thể bị bứt rứt, vật vã,... Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bị sốc, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.

Cấp độ 4: Sốt xuất huyết nghiêm trọng, có triệu chứng sốc toàn thân

Nếu người bệnh sốt xuất huyết không được điều trị kịp thời, dẫn đến nghiêm trọng, có triệu chứng sốc cơ thể thì rất dễ dẫn đến tử vong. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ bị sốc sâu, mạch cực kỳ yếu ớt, huyết áp không đo được, tay chân lạnh cứng,... Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, tuyệt đối không được để bệnh trở nặng tới cấp độ này.

Sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốc, gây tử vong

Sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốc, gây tử vong

Sốt xuất huyết không phát ban có sao không?

Vậy tóm lại, sốt xuất huyết không phát ban có sao không? Phát ban không phải là một triệu chứng bắt buộc phải có khi bị sốt xuất huyết. Một bệnh nhân hoàn toàn có thể được bác sĩ chẩn đoán bị sốt xuất huyết mà không xuất hiện bất kỳ nốt phát ban nào.

Sốt xuất huyết dù có phát ban hay không phát ban đều nguy hiểm, có thể tiến triển nặng hơn và gây ra sốc - biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu sốt, nhức đầu,... thì quý khách chớ nên chủ quan. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe, bên cạnh đó, cần chủ động quan tâm, phòng ngừa sốt xuất huyết bằng mọi biện pháp như: sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, xịt côn trùng, thoa thuốc chống muỗi, đốt nhang muỗi, ngủ mùng,...

Phòng ngừa sốt phát ban với Thanh phục huyết HemoShield

Một trong những biện pháp hữu hiệu để tăng cường đề kháng cơ thể, phòng ngừa sốt xuất huyết chính là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh phục huyết HemoShield do Công ty CP Đông Nam Dược Vĩnh Phúc sản xuất. Đây là một sản phẩm với những thành phần hoàn toàn 100% đến từ những vị thảo mộc quý của thiên nhiên, đảm bảo lành tính, an toàn cho sức khỏe.

Thanh phục huyết HemoShield được bào chế từ nhiều loại thảo dược

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh phục huyết HemoShield được bào chế từ nhiều loại thảo dược

Cụ thể, thành phần của Thanh phục huyết HemoShield bao gồm 650mg cao khô hỗn hợp, được chiết xuất từ các thảo mộc thô như:

- Chỉ thiên: Có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu,... Vị thuốc nào thường được sử dụng để trị ho, cảm, sốt, họng sưng đau, mắt đỏ, tiêu chảy, mụn nhọt,... Chỉ thiên còn có nhiều tên gọi khác như cây thổi lửa, cỏ lưỡi mèo, cỏ lưỡi chó, co tát nai, nhả đản,...

- Đại thanh diệp: Có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa, chỉ huyết,... Trong y học cổ truyền, đây là một bài thuốc giúp trị viêm họng, viêm amidan, cảm mạo, sốt, xuất huyết, nhiễm khuẩn gan,... Đại thanh diệp còn có tên gọi khác là thanh thảo tâm, bọ nẹt,...

- Rễ cỏ tranh: Có vị ngọt, tính cam hàn, tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu đường, giúp trị xuất huyết đường tiêu hóa, làm mát gan, giải độc, chữa thổ huyết, cầm máu, hạ sốt cho trẻ,... Trong Đông y, vị thuốc rễ cỏ tranh còn có tên gọi là mao căn.

- Cỏ nhọ nồi: Có tính hàn, vị ngọt chua, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận,... Do đó, cỏ nhọ nồi được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị sốt cao, trúng thực, sốt xuất huyết, sốt phát ban, điều trị rong kinh, rong huyết, chảy máu cam,... Cây cỏ nhọ nồi còn có nhiều tên gọi khác như cỏ mực, mặc hán liên, hạn liên thảo,...

- Trắc bách diệp: Có vị đắng, tính hơi lạnh, ngoài là một vị thuốc với tác dụng chữa rong kinh, sốt, ho ra máu, tiêu chảy,... thì trắc bách diệp còn là một loại cây cảnh giúp trang trí nhà cửa, mang lại phong thủy may mắn cho gia chủ. Trắc bách diệp còn có rất nhiều tên gọi khác như cây thuộc bài, trắc bá diệp, bách tử nhân, bách thật, bá thực, trắc bá tử,...

- Kinh giới: Có vị cay, tính ấm, được sử dụng rất phổ biến trong các món ăn. Kinh giới có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất cao. Do đó, đây là vị thuốc hữu hiệu để chữa sốt, nóng trong người, nhức đầu, chữa ho, trị mụn nhọt, cầm máu,... Kinh giới còn có tên gọi khác trong Đông y là giả tô, thử minh, khương giới, nhất niệp kim, độc hành tán,...

Vì vậy, với nhiều thành phần dược liệu thiên nhiên an toàn, Thanh phục huyết HemoShield tự hào là thực phẩm bảo vệ sức khỏe đáng tin cậy dành cho mọi gia đình, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết.

Bao bì chính hãng của sản phẩm Thanh phục huyết HemoShield

Bao bì chính hãng của sản phẩm Thanh phục huyết HemoShield

Hy vọng rằng qua bài viết trên, quý khách đã giải đáp được thắc mắc sốt xuất huyết không phát ban có sao không?” và những biểu hiện, giai đoạn phát triển của sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, không thể chủ quan. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, quý khách hàng đừng quên mua ngay Thanh phục huyết HemoShield để phòng ngừa và bảo vệ bản thân, gia đình trước dịch bệnh nhé!

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký