TIN VPO PHARCO

Giải đáp sốt xuất huyết có nguy hiểm không qua từng giai đoạn

30.08.2022 - bởi VPOPHARCO
Trước khi trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có nguy hiểm không, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về căn bệnh theo chu kỳ này. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thông qua muỗi vằn (Aedes Aegypti) - trung gian truyền bệnh và virus Dengue là nguyên nhân chính. Loài muỗi này không có sẵn virus, nhưng khi hút máu người bệnh sẽ vô tình mang mầm bệnh sang người khỏe mạnh.

Trong tình trạng nặng nhất, người bệnh sốt xuất huyết có thể bị chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Để biết chi tiết về bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào, bạn hãy cùng VPO PHARCO tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

 Virus Dengue tồn tại trong vòi hút khi muỗi vằn hút máu người bệnh

 Virus Dengue tồn tại trong vòi hút khi muỗi vằn hút máu người bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? 

Bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Có, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có số ca mắc kỷ lục hằng năm, bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thích hợp để muỗi vằn hoạt động. Do đó, cứ vào mùa mưa hằng năm, số ca bệnh lại tăng cao, đỉnh điểm là vào tháng 6 và 7. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 100.000 ca sốt xuất huyết và 36 trường hợp tử vong. 

Khu vực miền Nam là nơi tập trung chủ yếu số ca mắc sốt xuất huyết của cả nước, bao gồm nhiều tỉnh, thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước,... Điều này cho thấy rằng, dù là ở những khu vực có nền kinh tế phát triển, hạ tầng hiện đại nguy cơ mắc sốt xuất huyết vẫn rất cao nếu không phòng, tránh muỗi đốt hiệu quả. 

Vậy, dịch sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Câu trả lời là RẤT NGUY HIỂM. Đã có hàng nghìn người tử vong do bị sốt xuất huyết, đây chính là dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình hơn.  

Đối với những người lần đầu bị nhiễm virus Dengue - nguyên nhân chính gây bệnh thì chỉ bị sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ). Tuy nhiên, khi cơ thể đã hình thành kháng thể, lần nhiễm  sốt xuất tiếp theo sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?  Hiện nay, bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chỉ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng lâm sàng. Khi giai đoạn phát bệnh diễn ra, thuốc hạ sốt, thuốc hỗ trợ điều trị (Thanh phục huyết HemoShield) là những giải pháp tối ưu giúp cơ thể chống chọi với bệnh. Ngoài ra, một số phương pháp như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân,... cũng được sử dụng.

Virus Dengue có 4 loại (tương ứng với 4 tuýp huyết thanh), bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Do đó, người bệnh có thể cùng lúc mắc nhiều chủng virus khác nhau và khiến bệnh nghiêm trọng hơn. 

Virus Dengue là nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết

Virus Dengue là nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết

Ngoài ra, muỗi vằn có khả năng hút máu nhiều lần đến khi chúng cảm thấy no nên nguy cơ lây truyền virus giữa người bệnh sang người khỏe mạnh trong một đêm là rất cao. Suốt vòng đời, loài muỗi này sinh sản khoảng 5 lần, với số lượng lên đến 1000 trứng. Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn (trứng, bọ gậy, nhộng và muỗi trưởng thành) chỉ vỏn vẹn trong khoảng 1 - 3 tuần, tùy vào điều kiện sống. 

Bị bệnh sốt xuất huyết ngày thứ mấy là nguy hiểm nhất?

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân thường sốt cao trong 3 ngày đầu và sẽ tự hết sốt. Nhiều người nhầm tưởng rằng cơ thể đang khỏi bệnh nhưng thực chất đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Vậy, bệnh sốt xuất huyết giai đoạn ngày thứ 4 là nguy hiểm nhất. Vì thế, nếu người bệnh chủ quan sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng như: 

- Bị thoát mạch với các biểu hiện: tràn dịch màng phổi, màng bụng, đau tức vùng gan, nề mi mắt, da căng và tay chân lạnh. 

- Cơ thể bị sốc, vật vã, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột. 

- Có một số biểu hiện của xuất huyết dưới da như chảy máu cam, chảy máy chân răng, da bị bầm tím. 

- Nếu nặng hơn có thể bị xuất huyết nội tạng ( xuất huyết tiêu hóa, tiêu phân đen, xuất huyết não,...). 

- Nếu bị sốt xuất huyết vào kỳ kinh nguyệt thì thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn.  

Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không phụ thuộc vào việc bạn tuân thủ nghiêm chỉnh công tác phòng và chống bệnh như thế nào. Thời gian ủ bệnh kéo dài nên nguy cơ lây nhiễm cộng đồng là rất cao.

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài khoảng 3 - 14 ngày, tính từ thời điểm bạn bị muỗi vằn mang virus đốt. Bệnh phát triển sớm hay muộn phụ thuộc hoàn toàn vào cơ địa, độ tuổi và hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Đây không phải là giai đoạn nguy hiểm, bạn sẽ chưa có bất kỳ triệu chứng điển hình nào của sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nếu bạn bị muỗi vẫn hút máu trong thời gian ủ bệnh thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm sốt xuất huyết cho những người xung quanh. 

Giai đoạn phát bệnh sốt xuất huyết

Đây là giai đoạn trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có nguy hiểm không . Sau khi giai đoạn ủ bệnh kết thúc thì sẽ đến thời kỳ phát bệnh sốt xuất huyết hay giai đoạn sốt. Triệu chứng sốt xuất huyết thường biểu hiện trong khoảng 2 - 7 ngày. 

Một số triệu chứng sốt xuất huyết điển hình như sau:

- Sốt cao đột ngột lên đến 40°C, kèm theo đau mỏi toàn thân. 

- Cơ thể lừ đừ, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.

- Các triệu chứng phổ biến như: nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau họng,...

- Với người lớn, phát ban có thể xảy ra như một triệu chứng điển hình. 

bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng sốt cao 

Triệu chứng sốt cao của bệnh sốt xuất huyết có thể bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm nặng, vì thời điểm phát bệnh thường vào các tháng mùa mưa

Có thể bạn quan tâm: 

- Sốt xuất huyết không phát ban có sao không

- Sốt xuất huyết có được truyền nước không?

Từ ngày thứ 3 của giai đoạn phát bệnh, bạn có thể giảm sốt, nhưng các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng dần xuất hiện. Sốt xuất huyết có nguy hiểm không sẽ được quyết định dựa trên kết quả điều trị. Đặc trưng của bệnh trong giai đoạn này là giảm tiểu cầu và nguy cơ biến chứng như:

- Biến chứng nhẹ nhất có biểu hiện xuất huyết dưới da, kèm theo cảm giác ngứa ran.

- Xuất huyết ngoài như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu phụ khoa dù không có kinh nguyệt hoặc rong kinh.

- Xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện như: phân đen, đi ngoài kèm máu, trong bãi nôn có lẫn máu tươi hoặc máu đông.

- Biến chứng nặng hơn có thể gây xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng, xuất huyết nội tạng và ảnh hưởng đến tính mạng.

- Một số biến chứng tại các cơ quan quan trọng như: tràn dịch màng phổi, huyết áp thấp, viêm não, viêm gan, viêm cơ tim,... 

Chảy máu là một trong những biến chứng nguy hiểm

Chảy máu là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn phục hồi

Sốt xuất huyết không còn nguy hiểm trong giai đoạn này, do cơ thể đã sản sinh kháng thể để chống lại virus Dengue. Các triệu chứng điển hình sẽ giảm dần trong 48 giờ. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy đỡ mệt hơn, bắt đầu thèm ăn và tiểu cầu trong máu tăng trở lại. Một chế độ chăm sóc phù hợp sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục và đưa bạn quay trở lại cuộc sống thường nhật. 

Những điều cần chú ý khi chăm sóc người bị bệnh sốt xuất huyết tại nhà

Hiện nay, bệnh nhân sốt xuất huyết thường được điều trị ngoại trú và có sự theo dõi của cơ sở y tế gần nhất. Do đó, khi thực hiện chăm sóc người bệnh, bạn cần quan tâm đến những chú ý sau đây.

Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ 

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Với thể nhẹ, bệnh nhân không có quá nhiều nguy hiểm nên bạn không cần quá lo lắng. Người bệnh có thể được điều trị sốt xuất huyết tại nhà, bạn chỉ cần quan tâm các vấn đề sau:

- Đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi và thư giãn trên giường.

- Bổ sung nước bằng sữa, nước trái cây (đặc biệt các loại quả chứa nhiều vitamin C), nước lọc, thức ăn lỏng hoặc dung dịch điện giải.

- Người bệnh sốt xuất huyết chỉ nên uống thuốc hạ sốt để ổn định thân nhiệt theo chỉ định của bác sĩ kê toa.

- Sử dụng Thanh phục huyết HemoShield - Sản phẩm hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết hiệu quả, được Cục quản lý Dược - Bộ y tế cấp phép lưu hành trên thị trường. Nhờ thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên sản phẩm lành tính với cả trẻ em.

- Chườm nhiệt tùy vào tình trạng người bệnh. 

Nghỉ ngơi giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn

Nghỉ ngơi giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn

Lưu ý: Một số loại thuốc như các loại thuốc steroid, kháng viêm không steroid, aspirin, ibuprofen,... tuyệt đối không được dùng cho người bệnh. Những loại thuốc này không được bác sĩ khuyến cáo và có có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó, nếu người bệnh có vô tình uống phải thì bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với mầm bệnh. Dưới đây là các lưu ý để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết:

- Bổ sung đủ lượng protein, đặc biệt từ những nguồn có giá trị dinh dưỡng cao như: cá hồi, sữa,... Tuy nhiên, khi cơ thể hấp thụ protein sẽ sinh nhiều nhiệt nên hạn chế cho bệnh nhân ăn khi đang sốt cao.

- Cơ thể người bệnh thường suy nhược, mệt mỏi nên cần bổ sung lượng đường nhiều hơn bình thường để đảm bảo năng lượng cho hoạt động sống.

- Kén ăn là biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân sốt xuất huyết nên bạn hãy chia nhỏ khẩu phần ăn ra từ 6 đến 8 bữa/ngày. Điều này vừa giúp người bệnh ăn được nhiều hơn mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc.

- Ưu tiên thực phẩm lỏng để bổ sung cả dinh dưỡng lẫn nước cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Những bữa ăn nhỏ hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn

Những bữa ăn nhỏ hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn

>>> Tham khảo thêm: Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏe?

Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nặng

Để trả lời cho việc sốt xuất huyết có nguy hiểm không thì phải xem bạn chăm sóc bệnh nhân giai đoạn này như thế nào. Hầu hết các ca nhiễm nặng sẽ cần nhập viện để thuận tiện cho việc theo dõi và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, một số trường hợp, người bệnh được bác sĩ cho phép điều trị tại nhà thì bạn cần hết sức quan tâm sự phát triển của các triệu chứng. Về cơ bản, bạn vẫn thực hiện tất cả cách chăm sóc được VPO PHARCO đề cập ở trên. Nếu phát hiện bệnh có dấu hiệu trở nặng, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân sốt xuất huyết đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. 

Lưu ý đối với người chăm sóc

Đôi khi, bạn có thể bị cảm xúc lo lắng và những mệt mỏi trong quá trình chăm sóc người bệnh “hạ gục”. Điều này không hiếm gặp, đặc biệt tại các phòng cấp cứu bệnh nhân sốt xuất huyết, nhiều hàng người đang đau buồn trước tình cảnh của người thân và tinh thần dần trở nên kiệt quệ. 

Do đó, bạn cần giữ bình tĩnh và đảm bảo sức khỏe để không gục ngã vì lao lực quá nhiều. Đây sẽ là căn cứ để người bệnh có thể quyết tâm chống chọi với bệnh tật.

Bảo vệ sức khỏe bản thân là một phần trong việc chăm sóc người bệnh

Bảo vệ sức khỏe bản thân là một phần trong việc chăm sóc người bệnh

Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện ngủ mùng kể cả ngày lẫn đêm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Sốt xuất huyết không lây nhiễm qua dịch tiết hoặc không khí mà thông qua muỗi vằn. Do đó, mùng giúp ngăn chặn muỗi tiếp xúc với cơ thể và truyền virus Dengue gây bệnh sang bạn. 

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp bạn có đủ sức khỏe để chăm sóc người bệnh tốt hơn. Hãy cùng dùng bữa với bệnh nhân để kích thích sự thèm ăn, giúp họ có thể ăn nhiều hơn.

Tóm lại, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Ở thể nặng, bệnh nhân sốt xuất huyết gặp tình trạng chảy máu trong và ngoài cơ thể. Do đó, phương pháp điều trị và chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Thanh phục huyết HemoShield với thành phần an toàn, được các chuyên gia y tế khuyên sử dụng trong quá trình hỗ trợ điều trị.

Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm Thanh phục huyết HemoShield, cũng như thành phần, công dụng và đối tượng sử dụng thì vui lòng liên hệ với VPO PHARCO để được tư vấn, hỗ trợ tận tình.

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký