TIN VPO PHARCO

Sốt xuất huyết có được truyền nước không: Chớ tùy tiện!

09.09.2022 - bởi VPOPHARCO
Sốt xuất huyết có được truyền nước không là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi từ trước đến nay, mọi người vẫn nghĩ rằng việc truyền nước khi sốt cao, mất nước là việc bình thường. Tuy nhiên, điều này có hoàn toàn đúng? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi bệnh sốt xuất huyết có truyền nước được không trong nội dung bài viết sau nhé!

Bệnh nhân sốt xuất huyết có được truyền nước không?

Nhiều bệnh nhân đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi liên quan đến việc truyền dịch khi bị sốt xuất huyết, như: Bị sốt xuất huyết có nên truyền dịch?, Sốt xuất huyết có nên truyền dịch không?, Sốt xuất huyết có được truyền dịch không?, Sốt xuất huyết có nên truyền nước không?, Bệnh nhân sốt xuất huyết có truyền nước được không?, Có nên truyền nước khi sốt xuất huyết?,... Nhằm giúp đỡ những bệnh nhân này, VPOPHARCO sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc truyền dịch khi mắc bệnh sốt xuất huyết trong phần tiếp theo.

CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, người bệnh mắc sốt xuất huyết không được tự ý truyền dịch, cần phải có chỉ định bởi nó rất nguy hiểm.

Triệu chứng thường gặp nhất của các bệnh nhân bị sốt xuất huyết đó là sốt, tiêu chảy, vã mồ hôi dẫn đến mất nước. Vì vậy, cơ thể cần được bù nước một cách kịp thời để tiếp tục duy trì các hoạt động sống.

Nhiều người nghĩ đến việc truyền nước khi bị sốt xuất huyết, tuy nhiên, theo các bác sĩ, điều này không hoàn toàn đúng. Người bệnh cần được truyền nước vào đúng giai đoạn và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh đối với cơ thể. 

Cụ thể, khi cơ thể đang trong tình trạng sốt cao, khoảng 2 đến 3 ngày đầu, người bệnh nên bù nước bằng cách sử dụng oresol, uống nhiều nước lọc hoặc nước dừa để bổ sung điện giải. 

Bệnh sốt xuất huyết có truyền nước được không?

Bệnh sốt xuất huyết có truyền nước được không?

Trong khoảng 4 đến 6 ngày tiếp theo, đây là giai đoạn biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thoát dịch, mất nước nhiều thì các bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch (hay còn gọi là truyền nước) với liều lượng và chủng loại phù hợp. 

Bước vào giai đoạn hồi phục, khoảng 7 ngày trở đi, cơ thể đã có khả năng tái hấp thu dưỡng chất và nước để bù lại lượng dịch đã thoát. Lúc này, tuyệt đối không được truyền dịch vì có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của cơ thể. 

Nói tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có truyền nước biển được không đó là có. Tuy nhiên cần dựa vào từng giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe để chỉ định có nên truyền dịch hay không. 

Nguy cơ phản ứng khi tự ý truyền dịch cho người bị sốt xuất huyết

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn có tâm lý gọi y sĩ đến nhà để truyền nước biển khi cảm thấy mệt, sốt cao, không thể ăn uống. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. 

Nếu truyền dịch không đúng thời điểm hay liều lượng không thích hợp thì có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là khi bệnh sốt xuất huyết đã bước vào giai đoạn hồi phục, việc truyền dịch có thể sẽ khiến cơ thể bị thừa dịch, dẫn đến phù phổi cùng nhiều biến chứng khác. 

Nguy cơ phản ứng khi tự ý truyền dịch cho người bị sốt xuất huyết

Nguy cơ phản ứng khi tự ý truyền dịch cho người bị sốt xuất huyết

Một số trường hợp do lạm dụng việc truyền nước biển khi bị sốt đã gặp phải tình trạng sốc, nhiễm trùng máu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng tràn dịch đa màng (tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng,...).

Vì vậy, đừng tùy tiện yêu cầu truyền dịch vào cơ thể trong bất cứ trường hợp nào bạn nhé! Hãy đến các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và có hướng xử lý phù hợp. Việc truyền nước phải được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện và theo dõi, bởi quá trình truyền nước có thể xảy ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như cô đặc máu. Các bác sĩ sẽ hỗ trợ bệnh nhân điều chỉnh, thay bằng dung dịch cao phân tử có khả năng giữ nước để tránh tình trạng thoát dịch tiếp diễn. 

Một số lưu ý khi truyền dịch cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Việc truyền dịch khi cơ thể đang bị sốt xuất huyết là điều vô cùng quan trọng và bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo rằng việc truyền nước trong giai đoạn đầu mới phát bệnh sốt xuất huyết là hoàn toàn không cần thiết. Bởi giai đoạn này, cơ thể chưa bị mất nước nhiều và vẫn còn khả năng hấp thu. Hãy bổ sung nhiều nước và khoáng cho cơ thể bằng đường ăn uống như cháo, súp, nước dừa, nước khoáng, oresol,... 

>>> Tham khảo thêm: Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏe?

Trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn uống, sốt cao đi kèm với chán ăn, nôn ói quá nhiều gây mất dịch và điện giải nghiêm trọng, dẫn đến tụt huyết áp, cô đặc máu trên cận lâm sàng thì bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch. 

Chỉ truyền dịch khi cần thiết mà không nên lạm dụng

Chỉ truyền dịch khi cần thiết mà không nên lạm dụng

Bên cạnh đó, lượng dịch được chỉ định truyền vào cơ thể sẽ tùy thuộc vào mức độ mất nước của mỗi người, áp dụng theo nguyên lý thiếu bao nhiêu bù bấy nhiêu. Tuyệt đối không được truyền dịch thiếu kiểm soát, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 

Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết có biểu hiện sốc, tụt huyết áp thì các bác sĩ sẽ chỉ định bù dịch theo liều lượng 15ml/kg/h rồi giảm dần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết không có biểu hiện sốc thì chỉ cần truyền 1 đến 2 lít dịch mỗi ngày. 

Đối với bệnh nhân đã bước sang giai đoạn phục hồi, tuyệt đối không truyền dịch để tránh tình trạng thừa nước, suy tim, phù phổi. 

Trong toàn bộ quá trình truyền dịch, bệnh nhân cần được giám sát thường xuyên để kiểm soát các bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp, hô hấp, đề phòng xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Một số phương pháp bù nước và hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Trong 3 ngày đầu và từ ngày thứ 7 trở đi của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh không cần truyền dịch mà thay vào đó là bù nước bằng đường uống như oresol, nước ép hoa quả, nước dừa, nước lọc,.. Ngoài ra cũng có thể sử dụng Thanh phục huyết - HemoShield để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của sốt xuất huyết, đồng thời tăng sức đề kháng, rút ngắn thời gian hồi phục. 

Thanh phục huyết - HemoShield là một sản phẩm do Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc - VPOPHARCO phân phối độc quyền và được cấp phép bởi Bộ Y tế. Thanh phục huyết - HemoShield được bào chế dưới dạng viên, chiết xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên vô cùng lành tính, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu như cỏ chỉ thiên, đại thanh diệp, rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, kinh giới.

Thanh Phục Huyết - HemoShield

Thanh Phục Huyết - HemoShield là một sản phẩm do Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc - VPOPHARCO phân phối độc quyền

Người bệnh sốt xuất huyết có thể sử dụng Thanh phục huyết - HemoShield theo liều lượng thích hợp mỗi ngày để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và góp phần rút ngắn thời gian hồi phục. 

Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm hoa quả giàu vitamin A, C, K, vitamin nhóm B để ngăn ngừa quá trình oxy hóa, thúc đẩy cơ thể sản sinh tế bào mới, từ đó tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái nhiễm virus gây bệnh sốt xuất huyết

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích giúp bạn có thể trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có được truyền nước không. Sốt xuất huyết có thể truyền nước nhưng với liều lượng và thời điểm thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý truyền nước vì có thể sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Để quá trình điều trị sốt xuất huyết diễn ra nhanh chóng, hãy tích cực bù nước cho cơ thể thông qua đường uống, bổ sung vitamin, khoáng chất và sử dụng thêm Thanh phục huyết - HemoShield bạn nhé!

Thông tin liên hệ:

🌐 Website: https://vpopharco.com.vn/

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký