TIN VPO PHARCO

Bị sốt xuất huyết ăn gì để bệnh nhanh khỏi, sức khỏe hồi phục?

30.08.2022 - bởi VPOPHARCO
Sốt xuất huyết ăn gì là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian qua. Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi virus Dengue và được truyền nhiễm thông qua việc muỗi cái đốt và hút máu người bệnh. Tại Việt Nam, cứ vào mùa mưa hằng năm, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao. Đỉnh điểm bùng phát bệnh này thường rơi vào tháng 6, 7. Do đó, một chế độ ăn uống phù hợp với sức khỏe sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Người bình thường cũng có thể tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ trở nặng khi nhiễm virus Dengue gây bệnh. Vậy, bệnh nhân sốt xuất huyết ăn gì và nên kiêng gì? Cùng VPO PHARCO tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Tầm quan trọng của việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho người bị sốt xuất huyết

Trước khi tìm hiểu về vấn đề sốt xuất huyết ăn gì thì chúng ta hãy đến với những lợi ích mà chế độ dinh dưỡng mang lại cho người bệnh. 

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với người bệnh

Bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể và sức khỏe chúng ta. Đặc biệt, bệnh nhân sốt xuất huyết cần bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết, bao gồm: protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Nếu thực đơn cho người sốt xuất huyết không đảm bảo những nhóm dưỡng chất kể trên thì cơ thể sẽ yếu ớt, biểu hiện các triệu chứng lâm sàng sẽ nặng hơn. Từ đó, người bệnh không có đủ sức khỏe, cũng như đề kháng để chống chọi với bệnh tật và nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

Cơ thể cần được đáp ứng đủ những nhóm chất cần thiết

Cơ thể cần được đáp ứng đủ những nhóm chất cần thiết

Một số loại thuốc hỗ trợ cũng được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo trong quá trình điều trị bệnh. Trong đó, Thanh phục huyết HemoShield là sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. Điểm đặc biệt của thuốc hỗ trợ này là thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên an toàn và lành tính với cả trẻ em. 

Sốt xuất huyết ăn gì? Những dưỡng chất nên tăng cường

Ngoài các triệu chứng sốt xuất huyết lâm sàng (sốt cao, đau mỏi toàn thân, đau hốc mắt,...), biểu hiện xuất huyết thì suy giảm tiểu cầu là biến chứng thường gặp ở người bệnh. Biến chứng này khiến có thể dẫn đến xuất huyết với chỉ những tác động nhẹ lên cơ thể, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi gây hạ huyết áp, sốc, thậm chí tửu vong. Do đó, ngoài bổ sung đủ nhóm chất cần thiết, bệnh nhân sốt xuất huyết nên tăng cường các dưỡng chất sau:

- Vitamin C: Có nhiều trong cam, bưởi, quýt,... là chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ (bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do). Dưỡng chất này giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng hấp thụ chất sắt, bảo vệ tim mạch và kiểm soát chỉ số huyết áp. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Lưu ý, ớt cũng là thực phẩm có nhiều vitamin C, nhưng tính nóng, cay nên không phù hợp cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

- Vitamin B12: Là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp tế bào hồng cầu và tăng sinh tế bào tiểu cầu. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường bị giảm tiểu cầu và chảy máu nên đây sẽ là dưỡng chất quan trọng cần có trong bữa ăn. Vitamin B12 được tìm thấy nhiều trong thịt bò, cá hồi, sữa,...

- Vitamin K: Đóng vai trò quan trọng trong hệ enzym gan, giúp tổng hợp các yếu tố đông máu. Do đó, người bệnh cần bổ sung vitamin này để hạn chế mất máu do biến chứng xuất huyết. Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bổ sung vitamin K thông qua cải xoăn, rau bina, bông cải xanh,...

- Vitamin B9 (Folate - axit folic): Có mặt trong hầu hết các quá trình tái tạo và duy trì sự tăng trưởng của mọi tế bào, đặc biệt tế bào máu. Do đó, Folate rất quan trọng trong thực đơn cho người sốt xuất huyết. Người bệnh có thể bổ sung vitamin B9 nhờ ăn nhiều chuối, đậu bắp, măng tây,...

- Sắt: Là dưỡng chất có nhiều trong thịt đỏ, hạt bí ngô, bông cải xanh,... Dưỡng chất này giúp khắc phục và cải thiện hầu hết các triệu chứng và biến chứng thường gặp của người bệnh. Dưỡng chất này là thành phần chính của tế bào hồng cầu, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ổn định nhiệt độ cơ thể.

Khoảng 70% sắt của cơ thể được tìm thấy trong máu

Khoảng 70% sắt của cơ thể được tìm thấy trong máu

Người bệnh sốt xuất huyết ăn gì, uống gì để nhanh phục hồi sức khỏe?

Đối với người bệnh, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp duy trì hoạt động, cải thiện các triệu chứng lâm sàng và hỗ trợ điều trị biến chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nên ăn, uống gì?

- Bệnh nhân sốt xuất huyết thường bị mất nước do sốt cao, buồn nôn và tiêu chảy. Do đó, ngoài việc uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (1,5 - 2 lít) thì người bệnh cần bù nước bị mất.

- Nước ép từ các loại trái cây không chỉ bổ sung nước mà còn cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Ví dụ: cam, chanh, bưởi, nước dừa,...

- Protein đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động sống. Do đó, bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất này (thịt bò, cá,...) để nhanh chóng phục hồi thể trạng và tăng cường sức đề kháng.

- Người bệnh thường cảm thấy chán ăn hoặc tiêu hóa kém thức ăn do ảnh hưởng của triệu chứng sốt. Do đó, phương thức chế biến nên ở dạng lỏng, mềm như: cháo, súp, canh,... để thuận tiện cho việc ăn uống.

- Sau khi đã biết sốt xuất huyết ăn gì, người chăm sóc cũng cần chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ để giúp người bệnh không cảm thấy ngán và cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

- Nếu bệnh nhân sốt xuất huyết là trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ thì cần đảm bảo dinh dưỡng nguồn sữa bằng cách bổ sung dưỡng chất cho mẹ.

- Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, bên cạnh bữa chính nên bổ sung các bữa ăn phụ giàu vitamin A, D, kẽm, sắt,...

Mẹo: Nên cho người bệnh sốt xuất huyết ăn thành các bữa nhỏ để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, vì cơ thể họ lúc này còn yếu, kén ăn và hệ tiêu hóa chưa hoạt động tốt.

Cho trẻ ăn dặm với các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Cho trẻ ăn dặm với các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Gợi ý thực đơn cho người sốt xuất huyết

- Súp gà

Khi nói đến vấn đề sốt xuất huyết ăn gì thì không thể bỏ qua món súp gà. Món ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cao từ thịt gà kết hợp với bắp, nấm hương, trứng gà tạo nên một món ăn thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng.

- Cháo đậu đỏ

Đậu đỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Các loại đậu thường có hàm lượng protein rất cao.

Phương thức chế biến đậu đỏ giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn

Phương thức chế biến đậu đỏ giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn

- Canh xương hầm

Có thể kết hợp thêm đu đủ, cà rốt, khoai tây hoặc củ dền để tạo nên món ăn ngon và bổ dưỡng. Người bệnh nên uống nước canh khi còn nóng để bổ sung tối đa dưỡng chất.

- Cháo yến mạch

Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, tinh bột trong yến mạch sẽ giúp người bệnh no lâu hơn. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân sốt xuất huyết nên bổ sung thịt bằm và rau củ vào cháo.

- Cá chép hấp

Cá này có hàm lượng protein và acid béo (omega-3) cao nên rất có lợi cho sức khỏe người bệnh. Phương pháp chế biến để bảo quản dinh dưỡng trong cá chép tốt nhất là hấp.

Cá hấp giàu dưỡng chất và ít gia vị phù hợp cho người bệnh

Cá hấp giàu dưỡng chất và ít gia vị phù hợp cho người bệnh

- Gà hầm 

Trong dân gian, gà hầm với sâm, ngải cứu hay bào ngư là món ăn đại bổ, giúp cải thiện tình trạng suy nhược của cơ thể. Do đó, món ăn này rất phù hợp với bệnh nhân sốt xuất huyết.

- Canh đậu hũ

Trong giai đoạn đầu phát bệnh thì những món thanh đạm như canh đậu hũ sẽ rất phù hợp. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong tàu hủ không quá cao nên cần nấu chung với thịt và rau củ. 

Người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì, uống gì? 

Khi cơ thể vẫn còn yếu, bệnh nhân sốt xuất huyết nên kiêng ăn, uống các thực phẩm sao đây:

- Tránh ăn đồ có nhiều dầu mỡ - đây là những thực phẩm giàu năng lượng, nhưng nghèo dinh dưỡng. Do đó, thực phẩm này không phù hợp với người bệnh. Phương pháp chế biến thường là chiên hoặc nướng, gây tình trạng khó tiêu và nhiều ảnh hưởng tiêu cực như: buồn nôn, đầy hơi,...

- Hạn chế các đồ ăn, thức uống có màu đỏ hoặc sẫm như thịt bò, củ dền,... vì có thể dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa khi người bệnh nôn hoặc đi ngoài.

- Hạn chế lượng protein (thịt đỏ, trứng,...) cơ thể hấp thụ trong thời gian bị sốt cao vì có thể dẫn đến khó tiêu, hệ tiêu hóa hoạt động nhiều, gây mệt mỏi. 

- Đồ ăn cay, nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với bệnh nhân sốt xuất huyết trong giai đoạn phát bệnh. Nhiệt lượng từ triệu chứng sốt cộng thêm từ những đồ ăn này khiến tình trạng bệnh nặng hơn và kéo dài thời gian hồi phục.

- Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu đường - nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động diệt khuẩn của tế bào bạch cầu (huyết tương).

- Các chất kích thích có trong rượu, bia, cà phê và trà đặc cũng khiến tình trạng bệnh xấu đi. Đặc biệt, thuốc lá và các chất gây nghiện mạnh (ma túy, thuốc lắc,...) cần tuyệt đối tránh ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh.

Thuốc lá gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị, phục hồi

Thuốc lá gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị, phục hồi và sức khỏe người bệnh

>>> Tham khảo thêm: Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏe?

Bài viết đã giải đáp hầu hết những góc độ trong vấn đề bệnh nhân sốt xuất huyết ăn gì. Sốt xuất huyết là bệnh có tính chu kỳ (thường vào mùa mưa - đỉnh điểm là tháng 6,7) nên việc phòng, chống bệnh cần được tuân thủ nghiêm chỉnh. Ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cũng nên hạn chế các thức ăn không tốt cho sức khỏe và từ bỏ thói quen sử dụng chất kích thích. 

Bên cạnh sốt xuất huyết ăn gì thì một số loại thực phẩm chức năng như Thanh phục huyết HemoShield cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Để biết thêm thông tin về thuốc, người bệnh hãy liên hệ với VPO PHARCO để được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ:

🌐 Website: https://vpopharco.com.vn/

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký