TIN VPO PHARCO

4 Điều bố mẹ cần biết để phân biệt chân tay miệng và thủy đậu ở trẻ nhỏ

17.10.2022 - bởi VPOPHARCO
Chân tay miệng và thủy đậu là 2 bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đều có các triệu chứng biểu hiện ngoài da khiến nhiều người bị nhầm lẫn khi phân biệt và điều trị 2 bệnh này. Nếu bố mẹ cũng đang gặp khó khăn trong việc phân biệt tay chân miệng với thủy đậu, hãy tham khảo bài viết dưới đây của VPO PHARCO nhé!

Tìm hiểu về bệnh chân tay miệng và thủy đậu

Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng và thủy đậu thường khá giống nhau. Nếu không hiểu rõ về bệnh rất dễ chẩn đoán và điều trị sai bệnh. Do đó, điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là tìm hiểu về chân tay miệng và thủy đậu để có thể phân biệt được 2 bệnh này.

Bệnh chân tay miệng

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính thuộc nhóm đường ruột Enterovirus gây ra. Trong đó, Coxsackie A16 (ít gây biến chứng thần kinh và cơ thể tự phục hồi sau vài ngày) và Enterovirus type 71 (có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não,...) là 2 chủng virus gây bệnh thường gặp nhất.

Tay chân miệng là bệnh do virus Enterovirus gây ra và chưa có thuốc đặc trị

Tay chân miệng là bệnh do virus Enterovirus gây ra và chưa có thuốc đặc trị

Các dấu hiệu của bệnh sẽ tiến triển theo từng giai đoạn:

- Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài khoảng 3 đến 6 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: Kéo dài khoảng 1 - 2 ngày. Trên cơ thể bé bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ (37,5 - 38oC) hoặc sốt cao (38 - 39oC), mệt mỏi, đau họng, đau rát ở vùng răng và miệng, biếng ăn, tiêu chảy, chảy nhiều nước bọt,...

- Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện sau giai đoạn khởi phát khoảng 1 - 2 ngày với các triệu chứng điển hình của tay chân miệng như phát ban dạng bỏng nước ở khu vực bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối với đường kính khoảng 2 - 10mm, màu xám, hình bầu dục. Các nốt ban này không gây đau, ngừa mà chỉ có cảm giác cộm, mọc lồi hoặc ẩn dưới da. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như loét miệng với các nốt bóng nước 2 - 3mm ở niêm mạc má, lợi, lưỡi, mụn lở trên mông, rối loạn tri giác, co giật,...

- Giai đoạn hồi phục: Nếu bố mẹ chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ đúng cách thì trẻ có thể tự khỏi bệnh sau 7 đến 10 ngày. Trong trường hợp bé sốt cao trên 39oC và khó hạ sốt, bị khó thở, co giật, run rẩy,... thì bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng tay chân miệng nguy hiểm.

Cơ thể không thể tạo ra miễn dịch vĩnh viễn với bệnh tay chân miệng

Cơ thể không thể tạo ra miễn dịch vĩnh viễn với bệnh tay chân miệng

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm trên da do virus Varicella Zoster gây bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông - xuân với tốc độ lan truyền nhanh chóng. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn, nhất là phụ nữ đang mang thai. Bệnh thủy đậu có thể bùng phát thành dịch vì có tốc độ lây truyền rất cao

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu cũng sẽ phát triển theo từng giai đoạn, bao gồm:

- Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 14 đến 17 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể và thường không có biểu hiện triệu chứng.

- Giai đoạn khởi phát: Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng gần giống như những trường hợp bị nhiễm virus khác như sốt, đau đầu, đau nhức cơ, phát ban, nổi hạch ở sau tai,... Đối với trẻ nhỏ thì dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc không sốt, quấy khóc. Trong một vài trường hợp, trẻ có thể bị sốt cao 39 - 40oC, mê sảng, co giật, viêm họng,...

- Giai đoạn toàn phát: Các dấu hiệu của bệnh thủy đậu bắt đầu biểu hiện rõ và trở nặng trong giai đoạn này. Các nốt ban trên cơ thể bắt đầu chuyển thành mụn nước hình tròn trên nền nốt ban đỏ, rất nông, lõm ở giữa. Ban mọc theo từng đợt từ 3 - 4 ngày, mọc rải rác toàn cơ thể, kể cả chân tóc và miệng nhưng thường không có ở lòng bàn tay, bàn chân. Cơn sốt của trẻ có thuyên giảm nhưng đổi lại sẽ có cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau đầu,... 

- Giai đoạn hồi phục: Sau khoảng 4 - 6 ngày từ giai đoạn toàn phát, các nốt mụn nước sẽ vỡ ra, khô dần và đóng vảy màu nâu sẫm. Bệnh thủy đậu chỉ để lại sẹo vĩnh viễn trong trường hợp có loét và bội nhiễm.

Cơ thể sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh thủy đậu sau khi khỏi bệnh

Cơ thể sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh thủy đậu sau khi khỏi bệnh

Hướng dẫn bố mẹ cách phân biệt tay chân miệng với thủy đậu

Có thể thấy, bệnh chân tay miệng và thủy đậu rất dễ bị nhầm lẫn với nhau vì các biểu hiện khá tương đồng. Để bố mẹ dễ dàng xác định đúng bệnh, VPO PHARCO đã giúp bố mẹ so sánh 2 bệnh này thông qua 4 yếu tố đặc trưng. Cùng tìm hiểu 4 yếu tố đó là gì thông qua bảng dưới đây nhé!

 

Bệnh thuỷ đậu

Bệnh tay chân miệng

Thời gian mắc bệnh

Thường xuất hiện vào mùa đông xuân và kéo dài đến hết mùa xuân.

Bùng phát mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11.

Lứa tuổi mắc bệnh 

Có khoảng 90% bệnh nhân mắc thủy đậu là từ 1 đến 14 tuổi. Trong đó, lứa tuổi bị bệnh phổ biến nhất là từ 2 đến 8 tuổi.

Chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Con đường lây truyền

Con đường lây truyền của bệnh thủy đậu thường là lây trực tiếp từ người qua người thông qua không khí, nước bọt của bệnh nhân bắn ra khi hắt hơi, ho, lây từ vết bỏng bị vỡ, vùng da bị tổn thương do thủy đậu, lây từ mẹ sang con qua nhau thai.

Có thể l truyền trực tiếp thông qua đường miệng hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi, nốt phỏng bị vỡ, nước bọt, chất bài tiết,... của người bị bệnh.

Triệu chứng của nốt ban

Các nốt ban đỏ xuất hiện vào giai đoạn khởi phát, sau đó chuyển thành mụn nước (trong và đục) lõm ở giữa vào giai đoạn toàn phát. Các nốt ban này có thể mọc theo từng đợt khoảng 3 - 4 ngày, mọc toàn thân, gây đau nhức, ngứa, khó chịu. 

Đến giai đoạn phục hồi thì các nốt ban sẽ tự khô lại và đóng vảy.


Các nốt ban đỏ dạng phỏng nước, vòm đầy, chủ yếu mọc ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông,... Đặc biệt, nốt phỏng còn có thể mọc ở trong miệng, họng gây loét, khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, biếng ăn, bỏ bú,... Nốt phỏng nước này thường sẽ không gây ngứa và đau.

 

 

Chân tay miệng và thủy đậu đều gây ra các triệu chứng ngoài da nhưng có đặc điểm khác nhau

Chân tay miệng và thủy đậu đều gây ra các triệu chứng ngoài da nhưng có đặc điểm khác nhau

Phải làm sao khi con bị chân tay miệng?

Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị điều trị bệnh tay chân miệng. Vì vậy, khi phát hiện bé bị bệnh, bố mẹ cần chăm sóc và điều trị đúng cách cho bé để loại bỏ các triệu chứng. 

- Đầu tiên, bố mẹ cần thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc của trẻ bằng cách cho trẻ nghỉ học khoảng 10 ngày, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây lan virus.

- Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần chăm sóc bé.

- Vệ sinh và bôi thuốc vùng miệng, giữ vệ sinh cho da, dùng thuốc để bôi lên các nốt phỏng nước cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Cho bé ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và để nguội như cháo, súp, canh,... Không nên cho bé ăn những thực phẩm có vị cay, nóng và quá chua.

- Tắm rửa và thay quần áo cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm, mặc quần áo có vải mềm, thoải mái, thoáng khí.

- Sử dụng thuốc kháng sinh/thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Có thể kết hợp sử dụng Thanh phục huyết HemoShield theo chỉ dẫn của nhân viên y tế để hỗ trợ điều trị các triệu chứng tay chân miệng với hiệu quả nhanh chóng, đảm bảo an toàn, không gây ra tác dụng phụ.

- Theo dõi diễn biến bệnh của trẻ, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường như sốt cao khó hạ sốt, mạch đập nhanh, tay chân run, giật mình hơn 2 lần/30 phút,... thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thanh phục huyết HemoShield

Thanh phục huyết HemoShield - Thực phẩm chức năng Đông Nam Dược hỗ trợ điều trị tay chân miệng

Mách bố mẹ cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Vì chưa có vắc xin phòng bệnh nên bố mẹ chỉ có thể ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm tay chân miệng bằng cách không để virus xâm nhập vào cơ thể của bé. Cụ thể:

- Thường xuyên rửa sạch tay, chân của trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh.

- Vệ sinh sạch sẽ những nơi mà bé có thể tiếp xúc như đồ chơi, tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang, sàn nhà, lan can,...

- Không nên cho trẻ bị bệnh đi học, đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với trẻ khác để không làm lây lan mầm bệnh.

- Bố mẹ cần đeo khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc bé bị bệnh, ngâm tả, quần áo, đồ dùng của trẻ với dung dịch sát khuẩn hoặc luộc qua nước sôi để tránh virus lây lan sang những trẻ khác. 

Thường xuyên rửa tay, chân bằng xà phòng để ngăn ngừa tay chân miệng

Thường xuyên rửa tay, chân bằng xà phòng để ngăn ngừa tay chân miệng

Hy vọng qua những chia sẻ về bệnh chân tay miệng và thủy đậu của VPO PHARCO đã giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức về bệnh, cũng như cách chăm sóc trẻ sao cho đúng. Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc có nhu cầu đặt mua Thanh phục huyết HemoShield để hỗ trợ điều trị chân tay miệng, sốt xuất huyết cho trẻ, bố mẹ có thể liên hệ với website chính thức của VPO PHARCO thông qua những cách dưới đây: 

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký