TIN VPO PHARCO

Cúm A có nguy hiểm không? Mẹ phải làm gì khi con bị cúm A?

09.09.2022 - bởi VPOPHARCO
Cúm A có nguy hiểm không là điều được rất nhiều người quan tâm, nhất là trong giai đoạn dịch cúm đang hoành hành hiện nay. Mặc dù, cúm A được xếp loại là cúm mùa, có các biểu hiện tương tự như các bệnh cúm thông thường. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây phù não, tổn thương gan và tử vong.

Cúm A có nguy hiểm không?

Có 2 lý do để xác định người mắc bệnh cúm A có nguy hiểm không gồm:

- Virus cúm A biến đổi hàng năm: Thực chất virus cúm A luôn biến đổi theo mùa, chính vì vậy việc tiêm chủng cúm mùa không có giá trị nhiều trong việc ngăn ngừa mắc bệnh cúm mùa sau. Chính vì thế, Bộ Y Tế luôn được khuyến cáo nên tiêm vắc xin cúm hàng năm.

- Cúm A không gây tổn thương riêng lẻ: Khi đã biến chứng, cúm A thường không gây tổn thương đơn lẻ mà người bệnh có thể bị nhiểm khuẩn do phế cầu, viên phế quản, viêm phế phổi,... đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Vậy Virus cúm A/H1N1 có nguy hiểm? “CÓ” là câu trả lời cho câu hỏi “Cúm A có nguy hiểm không?”

Mặc dù, cúm A là bệnh phổ biến, những bệnh nhân bị cúm A thường sẽ tự khỏi bệnh sau 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh này rất dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của cả trẻ em và người lớn. Trong một vài trường hợp, bệnh sẽ chuyển biến nặng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Đặc biệt, trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh, cũng như gặp phải các biến chứng do sức đề kháng còn yếu, không đủ khả năng để chống chọi lại với virus cúm A.

Trẻ dưới 5 tuổi, bị suy dinh dưỡng, viêm phế quản,... rất dễ mắc cúm A

Trẻ dưới 5 tuổi, bị suy dinh dưỡng, viêm phế quản,... rất dễ mắc cúm A, cũng như các biến chứng khi bị bệnh

Biến chứng của cúm A nguy hiểm như thế nào?

Tùy vào thể trạng của mỗi người mà triệu chứng của bệnh cúm A có thể biểu hiện ở mức nhẹ hay nặng. Các triệu chứng này có nhiều điểm tương đồng với các bệnh cúm thông thường. Vậy, biến chứng của cúm A có nguy hiểm không? Hãy cùng Vpopharco tìm hiểu dưới đây!

Trường hợp dễ gặp phải biến chứng cúm A

- Trẻ dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi: Trẻ em và người già là những người có sức đề kháng kém nên có nguy cơ cao mắc phải nhiều loại bệnh và đồng thời dễ gặp phải biến chứng khi mắc bệnh.

- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, cơ thể các mẹ bầu có nhiều thay đổi lẫn cả bên trong và bên ngoài. Nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi rất nhiều, đồng thời mẹ bầu cũng bị suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, cơ thể phụ nữ mang thai rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trong đó bao gồm cả virus. Nếu bạn chưa biết cách trị cúm cho bà bầu như thế nào, thì có thể tham khảo thêm bài viết: Cách chữa cảm cúm cho bà bầu

Triệu chứng cúm A ở bà bầu

Triệu chứng cúm A ở bà bầu

- Người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp và những đối tượng suy giảm hệ miễn dịch thì nguy cơ nhiễm virus cúm A và gặp biến chứng của bệnh cũng cao so với những người khỏe mạnh.

Một số biến chứng cúm A

Nếu chủ quan, không điều trị đúng cách thì người bệnh rất dễ bị mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp biến chứng nặng, đe dọa đến tính mạng. Một số biến chứng nặng của bệnh cúm A có thể kể đến như:

- Viêm tai giữa.

- Viêm phổi nặng.

- Viêm xoang.

- Viêm nhiễm đường tiết niệu.

- Phù não.

- Tổn thương gan.

- Suy đa tạng, gây sốt cao, cơ thể tím tái.

- Suy hô hấp, gây ra các triệu chứng như khó thở, ho có đờm lẫn máu,...

- Trường hợp tệ nhất có thể là tử vong.

- Một số trường hợp nghiêm trọng, người mắc bệnh cúm A có nguy cơ phát bệnh nặng khi gặp một số biểu hiện như sốt cao, khó thể, tím tái do do duy đa dạng và có nguy cơ tử vong cao. Do đó, ngay khi có biểu hiện này, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chuẩn đoán chính xác mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Cúm A gia tăng bất thường gây ra nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh

Cúm mùa là một trong những bệnh truyền nhiễm rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay, bất kỳ ai cũng có nguy có bị mắc bệnh. Theo ghi nhận của Bộ Y tế, cúm mùa có thể xuất hiện quanh năm và có xu hướng tăng mạnh vào những thời điểm giao mùa Hè sang Thu và Đông sang Xuân. 

Mặc dù bệnh thường lành tính, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp trở nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. 

Bệnh cúm mùa thường phát triển mạnh vào những thời điểm giao mùa

Bệnh cúm mùa thường phát triển mạnh vào những thời điểm giao mùa

Trong đó, các ca nhập viện vì cúm mùa hiện nay phần lớn là nhiễm cúm A (theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thì vào tháng 7/2022, có đến 97,6% ca dương tính với cúm là nhiễm cúm A). Đến nay, số ca bệnh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng cho con em của mình - đối tượng dễ bị nhiễm bệnh do sức đề kháng còn yếu. 

Nguyên nhân khiến cho số ca nhiễm cúm A gia tăng một phần là do sự chủ quan của người dân trong việc phòng chống dịch. Khi mà tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nhiều người chủ quan hơn, không đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng, không có biện pháp sát trùng, khử khuẩn thường xuyên. Vì vậy mà những chủng virus cúm đã có cơ hội để phát triển và gây bệnh.

Người dân chủ quan trong việc phòng chống bệnh

Người dân chủ quan trong việc phòng chống bệnh khiến virus cúm A có cơ hội “hoành hành”

Chưa kể, nhiều gia đình còn tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ, khiến cho nguy cơ kháng thuốc tăng cao, gây ra những tác dụng không mong muốn, “tiền mất, tật mang”. Thế nên, việc tìm hiểu kỹ càng các thông tin về cúm mùa, cách nhận biết cũng như cách điều trị cúm mùa sao cho đúng là điều mà bạn bắt buộc phải làm để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, người thân trong mùa cúm. 

>>> Bạn có thể quan tâm: Cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?

Những điều cần biết về bệnh cúm A

Để trả lời cho câu hỏi “Cúm A ở trẻ em có nguy hiểm?”, đầu tiên, bạn cần hiểu rõ cúm A là bệnh gì, đặc điểm, triệu chứng như thế nào.

Cúm A có nguy hiểm không?

Cúm A có nguy hiểm không?

Khái niệm

Có thể hiểu, cúm A là bệnh do virus cúm mùa gây ra, khiến cho người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Thông thường, các chủng virus cúm A sẽ lưu hành ở những loài gia cầm, gia súc, động vật có vú rồi lây lan sang người và tạo thành đại dịch.

Đặc điểm cấu tạo của virus cúm A

Hệ gen của virus cúm A là RNA sợi đơn âm có 8 đoạn riêng biệt, mã hóa cho 11 protein. Vỏ của virus có bản chất là glycoprotein, bao gồm 2 kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) và trung hoà N (Neuraminidase). Kháng nguyên của virus cúm A có thể thay đổi khi gặp điều kiện thuận lợi như con người tiếp xúc gần với các loài gia cầm, gia súc nhiễm bệnh.

Các loại virus này có thể tồn tại tối thiểu là 35 ngày nếu nhiệt độ môi trường là 4oC. Đặc biệt, nếu được đóng băng, virus có thể sống sót trong nhiều năm.

Virus cúm A có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm

Virus cúm A có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm nếu nhiệt độ môi trường thích hợp

Nhiệt độ môi trường để tiêu diệt virus cúm A là 56oC trong vòng 3 giờ và 60oC trong 30 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể diệt trừ loại virus này bằng formalin hay iodine.

Mức độ nguy hiểm của các chủng loại virus cúm A như thế nào?

Các chủng virus cúm A đang lưu hành phổ biến hiện nay có thể kể đến như cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, cúm A/H3N2 và cúm A/H7N9. Mức độ nguy hiểm của mỗi chủng loại virus là khác nhau.

Cúm A/H1N1

Chủng virus cúm A/H1N1 có nguồn gốc từ lợn nên thường được gọi là “cúm lợn”. Tuy nhiên, chủng virus này vẫn có thể tìm thấy ở các loài chim hay trên cơ thể người. Mặc dù, mức độ nguy hiểm của virus cúm A/H1N1 không cao như những chủng khác nhưng vẫn có thể gây ra viêm phổi nặng, suy đa tạng hay tệ nhất là tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Virus cúm A/H1N1 có nguồn gốc chủ yếu từ lợn 

Virus cúm A/H1N1 có nguồn gốc chủ yếu từ lợn 

Người mắc bệnh cúm A/H1N1 sẽ lây lan virus cho người khác từ trước 1 ngày cho đến 7 ngày kể từ lúc có triệu chứng. Thời gian để điều trị bệnh tốt nhất theo khuyến cáo của các bác sĩ là trong vòng 5 ngày khi xuất hiện triệu chứng.

Cúm A/H5N1

Chủng virus cúm A/H5N1 thường kí sinh trên các tế bào ruột của các loài gia cầm như gà, vịt, chim,... nên được gọi là “cúm gia cầm”. Vậy, cúm A có nguy hiểm không? Có thể xem đây là một trong những chủng cúm A nguy hiểm và có thể tự thay đổi, tạo ra biến chủng, gây nên đại dịch.

Con người có thể bị cúm A/H5N1 nếu tiếp xúc với người bị bệnh hoặc bất kỳ bộ phận nào của gia cầm nhiễm virus (kể cả lông và phân). 

Cúm A/H3N2

Chủng cúm A/H3N2 được đánh giá là chủng cúm mùa nguy hiểm nhất trong 4 loại cúm A hiện nay. Mặc dù, virus cúm không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu để bệnh có biến chứng nặng thì sẽ khiến người bệnh bị tử vong.

Cúm A/H3N2 là chủng cúm mùa rất nguy hiểm

Cúm A/H3N2 là chủng cúm mùa rất nguy hiểm

Virus cúm này có thể xuất hiện ở người, chim hay lợn, thường xuyên xuất hiện vào các đợt cúm mùa hằng năm, nhất là vào mùa đông. Thời gian ủ bệnh thường là 2 ngày.

Các triệu chứng của cúm A/H3N2 sẽ giống như những loại cúm khác, khiến bạn gặp khó khăn khi tự chẩn đoán bệnh. Do đó, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi,...

Cúm A/H7N9

Chủng cúm A/H7N9 thường được tìm thấy ở các loài gia cầm, chim và thủy cầm. Ngoài ra, virus này còn có thể tồn tại trong trứng, thịt chưa được nấu chín hay trong các chất thải của gia cầm, thủy cầm. Rất khó để phát hiện gia cầm đang bị nhiễm cúm A/H7N9. Điều này khiến cho việc phát hiện và xử lý mầm bệnh trở nên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh lan rộng.

Tuy chủng cúm A/H7N9 chủ yếu lây lan giữa các loài gia cầm nhưng vẫn có thể lây sang người. Môi trường lây nhiễm có thể là:

- Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh, ăn thịt, trứng gia cầm chưa được nấu chín có chứa mầm bệnh.

- Lây gián tiếp qua đường không khí, thức ăn, nước, dụng cụ giết mổ, vận chuyển, quần áo,... có dính dịch hô hấp hay phân của gia cầm bị nhiễm bệnh.

Cúm A/H7N9 thuộc chủng cúm có độc lực cao

Cúm A/H7N9 thuộc chủng cúm có độc lực cao

Tuyệt đối không chủ quan trước những triệu chứng của bệnh cúm A ở trẻ

Những dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị cúm A mà bạn có thể nhận thấy đó là bị ho, đau đầu, đau họng, bị sốt, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. Các triệu chứng này có thể tự khỏi. Tuy nhiên cũng có thể kéo dài và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số triệu chứng cho thấy bệnh đã bắt đầu trở nặng mà bạn cần lưu ý như trẻ bị tiêu chảy, buồn nôn, sốt cao kèm co giật, tức ngực, ho khan, nhiễm trùng tai,...

Sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn so với cảm cúm thông thường

Sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn so với cảm cúm thông thường

Do đó, nếu trẻ bị bệnh nhiều ngày nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện thì bạn cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra pháp đồ điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh tình diễn biến nặng. 

Cách chăm sóc, điều trị bệnh cúm A cho trẻ tại nhà

- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

- Nếu trẻ bị sốt thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo toa mà bác sĩ chỉ định.

- Cho trẻ uống nhiều nước, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để bé nhanh khỏe bệnh.

- Nên cho bé ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp. Hạn chế cho bé uống nước lạnh.

- Sử dụng nước ấm để tắm cho bé.

- Cho bé mặc những loại quần áo thoáng nhẹ để bé được thoải mái hơn, cũng như dễ dàng hạ nhiệt độ cơ thể hơn.

- Hạn chế để bé tiếp xúc với những nơi công cộng. Trong trường hợp phải dẫn bé ra ngoài, tiếp xúc với nơi đông người thì cần cho bé mang khẩu trang y tế để hạn chế lây lan nguồn bệnh.

chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà

Nắm được cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà là điều vô cùng cần thiết

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện khi bị cúm A?

Thông thường, trẻ bị bệnh cúm A có thể tự khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày nếu điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc, điều trị cúm A cho trẻ ngay tại nhà nếu bệnh có triệu chứng nhẹ.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị bệnh hơn 7 ngày mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 39oC, mệt mỏi, chán an, nôn trớ, co giật, khó thở,... thì bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển nặng.

Sử dụng PulmoAnti để hỗ trợ điều trị cúm A

Ngoài những hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà mà VPO PHARCO đã giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể kết hợp cho trẻ sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị PulmoAnti để việc điều trị bệnh có hiệu quả nhanh chóng hơn. Sản phẩm này có thể sử dụng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên, phụ nữ đang mang thai và người có bệnh lý nền.

PulmoAnti giúp hỗ trợ điều trị bệnh cúm A với hiệu quả nhanh chóng

PulmoAnti giúp hỗ trợ điều trị bệnh cúm A với hiệu quả nhanh chóng, đảm bảo an toàn với sức khỏe

PulmoAnti được bào chế và chiết xuất từ 100% thành phần là thảo dược xanh, bao gồm kim ngân hoa (333mg), bạch biển đậu (833mg), sắn dây (1033mg), mạch môn (1100mg), bạc hà (333mg), bách bộ (333mg), linh chi (250g), cam thảo (165mg), đảng sâm (500mg). 

Các loại dược liệu này được VPO PHARCO kết hợp, gia giảm, bào chế và chiết xuất theo một tỷ lệ phù hợp để tại ra sản phẩm PulmoAnti với tác dụng  hỗ trợ điều trị các triệu chứng của cúm mùa, cúm A, sốt siêu vi, Covid-19, mang lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn, lành tính. 

Mặc dù, PulmoAnti là sản phẩm hỗ trợ điều trị Đông Nam Dược nhưng bạn sẽ không phải mất thời gian để sắc thuốc. Bởi vì các thành phần thảo dược có trong sản phẩm đã được VPO PHARCO bào chế và chiết xuất thành dạng siro, giúp cho việc sử dụng trở nên dễ dàng hơn, cũng như giúp cơ thể hấp thu thuốc hiệu quả hơn.

Đặc biệt, chất lượng của PulmoAnti đã được công nhận bởi đối tác, bệnh viện lớn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

trao tặng 10.000 sản phẩm PulmoAnti cho Bệnh viện Lê Văn Thịnh

VPO PHARCO và Siêu thị Ô tô Hà Nội trao tặng 10.000 sản phẩm PulmoAnti cho Bệnh viện Lê Văn Thịnh để hỗ trợ điều trị Covid-19

Hiện tại, PulmoAnti đang được phân phối rộng rãi trên toàn quốc với hơn 2000 đại lý và nhà phân phối lẻ, bạn có thể tìm mua sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng tại các địa chỉ gần nhất. 

Cúm A là bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh. Kéo theo đó, nguy cơ trẻ bị mắc bệnh là rất cao, nhất là trong các đợt cúm mùa hằng năm. Vì vậy, có nhiều biện pháp chủ động trong phòng chống cúm mùa, cũng như nắm được cách điều trị bệnh hiệu quả là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần biết.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của VPO PHARCO về vấn đề “Cúm A có nguy hiểm không?”. Về cơ bản, cúm A là một bệnh lý đường hô hấp không quá nguy hiểm nhưng lại bệnh lại dễ gây ra những biến chứng, dễ lây lang cho những người xung quanh trong gia đình. Nếu cần thêm thông tin tư vấn về , bệnh cúm mùa, cũng như cách sử dụng sản phẩm PulmoAnti để điều trị cúm, bạn hãy liên hệ ngay với VPO PHARCO nhé!

Thông tin liên hệ:

🌐 Website: https://vpopharco.com.vn/

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký