TIN VPO PHARCO

Cách phân biệt muỗi sốt xuất huyết và muỗi thường

27.07.2022 - bởi VPOPHARCO
Muỗi sốt xuất huyết (Aedes aegypti) hay muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính gây bệnh là do virus Dengue, khi muỗi hút màu người bệnh vô tình mang chúng trong vòi chích và truyền sang cho người khỏe mạnh. Tại Việt Nam, cứ vào mùa mưa hàng ngàn ca bệnh được ghi nhận, tâm điểm là tháng 6, 7. Cơ quan truyền thông nhà nước luôn ra sức tuyên truyền với người dân để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết bùng phát.

Tuyên truyền về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Tuyên truyền về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Đặc điểm phân biệt muỗi sốt xuất huyết và muỗi thường

Muỗi thường và sốt xuất huyết sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Có rất nhiều loại muỗi và không phải tất cả chúng đều gây bệnh sốt xuất huyết. Bạn có thể tham khảo một số đặc điểm dưới đây để nhận biết muỗi sốt xuất huyết.

Muỗi Aedes aegypti

Muỗi Aedes aegypti là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết. Nhiệt độ thích hợp để loài muỗi này sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 - 25°C. Bệnh sốt xuất huyết là nỗi ám ảnh và đã lấy đi mạng sống của hàng triệu người.

Đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes aegypti như sau:

- Muỗi sốt xuất huyết có màu đen trên thân, bụng và chân có những vùng đen, trắng rõ rệt.

- Muỗi vằn chỉ hoạt động khi nhiệt độ thích hợp. Do đó, rất dễ nhận thấy muỗi vằn vào mùa mưa, khi thời tiết trở nên mát mẻ hơn.

- Muỗi vằn hoạt động mạnh mẽ vào ban ngày, đặc biệt khi hừng sáng và chập tối. 

- Muỗi Aedes aegypti thường sinh sống ở xó nhà, quần áo hoặc chăn màn.

Muỗi sốt xuất huyết là Aedes aegypti 

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti 

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn cái khi chúng hút máu và truyền nhiễm dịch bệnh cho mọi người. Hầu hết chúng sinh sản trong các ao, vũng hoặc dụng cụ chứa nước như: lu, vại, chum,... Trong vòng đời của mình, muỗi cái có thể đẻ trứng lên đến năm lần, mỗi lần lại đẻ được hàng chục trứng. Trứng muỗi nở ra lăng quăng sau khi tiếp xúc với nước. 

Muỗi Anophen

Muỗi anophen gây sốt xuất huyết không? Không phải muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, nhưng muỗi Anophen lại là nguyên nhân chính truyền ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh sốt rét - nguyên nhân khiến hàng triệu người tử vong.

Đặc điểm nhận dạng muỗi Anophen so với các loài muỗi khác:

- Trên thân có màu nâu sẫm và đen.

- Lúc nghỉ ngơi, phần bụng của muỗi Anophen hướng lên thay vì hướng xuống như các loài muỗi khác.

- Chiều dài vòi hút máu của muỗi này bằng với chiều dài thân.

- Trên cánh thường có màu đen trắng đan xen.

Muỗi Anophen gây bệnh sốt rét

Muỗi Anophen gây bệnh sốt rét

Muỗi anophen thường sinh sống tại các vùng nước ngọt. Trứng của muỗi này vẫn phát triển bình thường dù nhiệt độ nước có xuống thấp. Muỗi Anophen cái chỉ sống được từ vài tuần đến một tháng, nhưng chúng sẽ đẻ suốt phần đời của mình để duy trì nòi giống và số lượng. Nguồn dinh dưỡng của muỗi chủ yếu đến từ con người hoặc động vật. 

Thời gian hoạt động phổ biến của loài này là từ lúc chập tối đến khi trời sáng. Khi đốt, muỗi Anophen thường đậu chếch một góc 50 - 90° so với bề mặt da. 

>> Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết đơn giản, chính xác

BẢNG PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA MUỐI SỐT XUẤT HUYẾT VÀ MUỖI THƯỜNG

Đặc điểm khác nhau Muỗi sốt xuất huyết Muỗi thông thường

Đặc điểm cơ thể

Các loại mũi vằn sẽ gây bệnh sốt xuất huyết đặc biệt là với chủng aedes aegypti. Đặc điểm nhận dạng là muỗi có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng nên còn có tên gọi khác là muỗi vằn.    

Các con muỗi bình thường sẽ không có dải màu trắng ở chân và vảy màu trắng bạc trên cơ thể.

Kích thước

Kích thước nhỏ hơn so với muỗi thường    

Kích thước cơ thể khá hơn

Thời gian hoạt động

Muỗi vằn hoạt động mạnh mẽ vào ban ngày, đặc biệt là sáng sớm và chiều tối.   

Hoạt động từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc. 

Môi trường sống

Không thể hoạt động trong môi trường thời tiết lạnh,và bị giới hạn ở môi trường trong nước. 

Sống trong điều kiện thời tiết nóng, có thể sống trong nhà hoặc ngoài trời. 

Nơi đẻ trứng

Đẻ trứng ở những nơi nước đọng và ấu trùng phát triển trong nước tinh khiết.

Đẻ trứng ở những chỗ nước đọng, mép nước và trên cây thủy sinh.

Bản chất của vết cắn

Vết cắn nhanh chóng và không có cảm giác.    
 

Vết đốt bình thường và có thể cảm nhận được.

Như vậy, những đặc điểm trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu hơn về muỗi thường và muỗi vằn. Bạn có thể lưu ý để có biện pháp phòng ngừa phù hợp và kịp thời. 

Muỗi Aedes hoạt động vào thời gian nào?

Sau khi biết cách phân biệt muỗi vằn và muỗi thường, chúng ta tiếp tục tìm hiểu chi tiết hơn về thời gian hoạt động của loài muỗi gây sốt suất huyết. Sau 48 giờ kể từ thời điểm trứng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết được nở ra, muỗi vằn đã đạt kích thước trưởng thành và có thể hút máu nhiều lần. Thời điểm từ lúc muỗi cái Aedes hút máu đến khi đẻ trứng chỉ trong khoảng 2 - 5 ngày. Điểm đặc biệt để loài muỗi này trở thành đối tượng lây nhiễm là khả năng hút máu ngắt quãng - có thể đốt nhiều đối tượng trong thời gian hút.

Muỗi vằn đẻ trứng trong môi trường nước

Muỗi vằn đẻ trứng trong môi trường nước

Aedes aegypti là loài muỗi chuyên hút máu vào ban ngày. Thời điểm muỗi này hoạt động mạnh là vào sáng sớm (thời điểm mặt trời mọc) hoặc chiều tối (trước khi mặt trời lặn). Ở các thời điểm khác, muỗi Aedes vẫn hoạt động, nhưng tỷ lệ thấp hơn.

Do đó, để phòng tránh bị muỗi gây sốt xuất huyết đốt, bạn nên tránh các khu vực có không gian tối, cây cối rậm rạp. Trong một số trường hợp đặc biệt như quét dọn, công việc,... bạn nên mặc các loại quần áo dài tay, sử dụng kem thoa đuổi côn trùng,...

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào? 

Không phải tất cả muỗi Aedes đều truyền bệnh sốt xuất huyết, chỉ muỗi cái trưởng thành mới hút máu người và lây lan mầm bệnh.

Muỗi vằn không có sẵn mầm bệnh nên không phải lúc nào bị chúng trích cũng sẽ bị sốt xuất huyết. Khi loài muỗi này hút máu bệnh nhân sốt xuất huyết, virus Dengue từ người bệnh tồn tại (ủ bệnh) dưới tuyến nước bọt của muỗi khoảng 10 - 12 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, nếu người khỏe mạnh bị muỗi sốt xuất huyết mang mầm bệnh đốt thì virus gây bệnh sẽ được truyền cho họ. 

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết mang virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh 

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết mang virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh 

Các triệu chứng sốt xuất huyết của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue sẽ không biểu hiện rõ rệt trong khoảng 6 - 18 giờ đầu sau khi bị muỗi vằn chứa mầm bệnh đốt. Bên cạnh đó, thời gian phát bệnh có thể kéo dài khoảng 6 - 7 ngày với những triệu chứng điển hình như: sốt xuất huyết, sốt cao, đau mỏi toàn thân,...

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus Dengue thông qua muỗi vằn, ngay khi phát hiện nhiễm bệnh, người bệnh nên được ngủ che chắn bởi màn hoặc mùng.

Nhận diện triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue và truyền nhiễm thông qua muỗi vằn. Một trong những triệu chứng khi bị nhiễm virus Dengue
là gây đau nhức nghiêm trọng các cơ và khớp. 

Sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)

Người lần đầu tiên bị sốt xuất huyết sẽ có các triệu chứng thể nhẹ vì cơ thể chưa có miễn dịch với bệnh. Sốt xuất huyết cổ điển là dạng biểu hiện các triệu chứng điển hình của bệnh và không có biến chứng sốt xuất huyết. Sốt cao khởi điểm và kéo dài trong khoảng 4 - 7 ngày kể từ thời điểm bị muỗi sốt xuất huyết truyền bệnh. 

Một số triệu chứng khác của sốt xuất huyết cổ điển:

- Sốt cao từ 38°C đến 40,5°C.

- Tình trạng nhức đầu nghiêm trọng, kéo dài.

- Đau phía sau mắt.

- Các khớp và cơ trong tình trạng đau nhức.

- Người bệnh thường xuyên buồn nôn và ói mửa.

- Phát ban khắp người hoặc từng vị trí.

Tình trạng phát ban chỉ xảy ra trong khoảng 3 - 4 ngày kể từ khi bắt đầu sốt và sẽ thuyên giảm sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, phát ban có thể trở lại sau đó nhưng không quá đáng lo.

Phát ban ở người bị bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ

Phát ban ở người bị bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ

Sốt xuất huyết có chảy máu

Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu tương tự với bệnh ở thể nhẹ. Tuy nhiên, đặc trưng của giai đoạn này là các tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng chảy máu cam, chảy máu nướu, dưới da và gây các vết bầm tím. Trường hợp người bệnh bị xuất huyết não, dấu hiệu nhận biết có thể không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường.

Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)

Đây là thể sốt xuất huyết nặng nhất, gồm tất cả các triệu chứng điển hình của 2 dạng kể trên. Hội chứng sốc Dengue thường xảy ra trên người bệnh tái nhiễm - cơ thể đã có miễn dịch với một loại kháng nguyên virus nhất định, nhưng bị muỗi mang virus Dengue truyền mầm bệnh mới vào. Khoảng 2 - 5 ngày kể từ thời điểm nhiễm virus, tình trạng bệnh sẽ trở nặng và tăng nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Hội chứng sốc Dengue rất nguy hiểm

Hội chứng sốc Dengue rất nguy hiểm

>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh thì các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết dengue hiệu quả là rất cần thiết. Trên các kênh truyền thông hoặc biểu ngữ quốc gia vẫn luôn khuyến cáo người dân về tác hại và vai trò của việc phòng sốt xuất huyết.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy bằng cách

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về việc muỗi sốt xuất huyết có thể sinh sản ngay cả khi chỉ có nước đọng trong một cái nắp chai. Bên cạnh đó, ngành y tế Việt Nam cũng không ngừng tuyên truyền với biểu ngữ “không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”. Qua đó, bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc phòng tránh sốt Dengue ngay từ những vật dụng chứa nước nhỏ nhất.

5 Cách đơn giản để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi như sau:

1. Thường xuyên cọ rửa, kiểm tra và đậy kín các dụng cụ chứa nước. Nước không dùng đến nên được đổ đi, tránh tạo môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng.

2. Bình hoa, chậu cây cũng là môi trường thuận lợi lăng quăng phát triển nên cần cọ rửa và thay nước thường xuyên.

3. Vệ sinh định kỳ cống và máng xối nước.

4. Loại bỏ tất cả vật phế thải có thể gây đọng nước.

5. Lật úp các dụng cụ chứa nước như: gáo, ca,... khi không dùng đến. 

Loại bỏ vật dụng chứa nước không cần thiết

Loại bỏ vật dụng chứa nước không cần thiết

Phòng chống muỗi đốt

Ngoài việc loại bỏ môi trường thuận lợi cho muỗi gây sốt xuất huyết đẻ trứng, bạn cần phải phòng tránh bị muỗi đốt, truyền virus vào cơ thể. Để hạn chế bị điều này, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

- Mặc quần áo dài tay để hạn chế diện tích muỗi có thể hút máu.

- Ngủ trong mùng cả ban ngày lẫn đêm.

- Dùng các sản phẩm xua muỗi và côn trùng có hại như: xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện, bình xịt côn trùng,...

- Sử dụng một số biện pháp ngăn chặn muỗi sốt xuất huyết vào nhà như: rèm che, màn tẩm hóa chất, điều hòa nhiệt độ phòng,...

- Đối với người bệnh sốt xuất huyết, cần che chắn cẩn thận hơn để hạn chế muỗi vằn hút máu và truyền virus sang mọi người xung quanh.

Ngủ mùng kể cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi đốt

Ngủ mùng kể cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi đốt

Đối với biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em, người lớn còn cần hạn chế phải cho bé chơi ở những nơi ẩm thấp, không gian tối hoặc cây cối rậm rạp. 

Uống thuốc tăng sức đề kháng, phòng bệnh sốt xuất huyết Thanh phục huyết HemoShield

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Thanh phục huyết HemoShield để phòng tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Thuốc này có khả năng hỗ trợ trong việc điều trị các biến chưng của bệnh. Qua đó, sức khỏe người bệnh sốt xuất huyết dần được hồi phục.
Điểm đặc biệt của thuốc là thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên đảm bảo an toàn là lành tính với cả trẻ em trên 12 tháng tuổi. Hầu hết dược liệu được dùng là các loại cây thuốc quý như nam sâm, kim ngân,... 
Bên cạnh đó, bạn cũng phải tuân thủ nghiêm chỉnh các công tác phòng, chống muỗi sốt xuất huyết như khuyến cáo của Bộ Y tế đề ra.

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc - đơn vị phân phối thuốc phòng bệnh sốt xuất huyết Hemo Shield 

VPO PHARCO là đơn vị phân phối thuốc hỗ trợ trị sốt xuất huyết Thanh phục huyết HemoShield được Bộ Y tế cấp phép. Chúng tôi tiếp nối các công thức Đông, Nam dược lâu đời và ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại để đảm bảo chất lượng trong từng mẫu thuốc. Qua đó, VPO PHARCO mong muốn mang đến giá trị sức khỏe cho người bệnh.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bài thuốc Đông y và Nam y bắt nguồn từ các loại cây thuốc thiên nhiên nên có độc tính rất thấp, phù hợp để dùng trong thời gian dài. Nguồn cung dược liệu được VPO PHARCO tuyển chọn từ các vùng dược xanh, đặc trưng với khí hậu Việt Nam. Ngoài ra, các sản phẩm khi tung ra thị trường đều đảm bảo các tiêu chuẩn y tế khắt khe.

VPO PHARCO là một trong những đơn vị hỗ trợ công tác phòng chống đại dịch Covid-19

VPO PHARCO là một trong những đơn vị hỗ trợ công tác phòng chống đại dịch Covid-19
 

Muỗi sốt xuất huyết là đối tượng trung gian gây bệnh. Loài muỗi này không có sẵn virus Dengue, nhưng khi hút máu người bệnh, virus sẽ tồn tại bên trong vòi hút. Sau đó, muỗi tiếp tục hút đốt người khỏe mạnh và truyền mầm bệnh vào cơ thể họ. Việc bạn biết cách phân biệt muỗi sốt xuất huyết và muỗi thường cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng tránh bị sốt xuất huyết. Ngoài việc tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, bạn cũng nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ để tăng cường sức đề kháng. 

Thanh phục huyết HemoShield ngoài khả năng hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết, còn là lựa chọn để tăng cường đề kháng và phòng bệnh hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc này, bạn vui lòng liên hệ với VPO PHARCO để được tư vấn nhé!

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký