TIN VPO PHARCO

TOP 12+ Cách chữa viêm họng tại nhà cực dễ, hiệu quả cao

16.10.2022 - bởi VPOPHARCO
Hiện nay, tỷ lệ người bị mắc viêm họng đang ngày càng tăng cao do môi trường sống bị ô nhiễm, khí hậu thay đổi thất thường khiến hệ miễn dịch giảm sút nghiêm trọng. Việc chữa trị viêm họng cần được nhìn nhận đúng và không được chủ quan vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bỏ túi ngay 12 cách chữa viêm họng tại nhà cực hiệu quả với nguyên liệu dân gian quen thuộc, dễ tìm trong bài viết sau!

Chữa viêm họng bằng mẹo dân gian, không dùng kháng sinh liệu có hiệu quả?

Viêm họng là vấn đề không của riêng ai khi môi trường đang ngày càng ô nhiễm, xu hướng sinh hoạt trong những nơi thiếu ánh sáng, không khí tự nhiên khiến hệ miễn dịch của con người bị giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, thời gian qua, những hệ lụy về sức khỏe do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh đã dấy lên nhiều lo lắng trong cộng đồng. 

Viêm họng nếu không được chữa trị đúng cách và dứt điểm sẽ phát triển thành viêm họng mạn tính

Viêm họng nếu không được chữa trị đúng cách và dứt điểm sẽ phát triển thành viêm họng mạn tính

Từ đó, người ta cùng bắt đầu có xu hướng quay trở lại với các bài thuốc dân gian với nguyên liệu thiên nhiên lành tính để chữa bệnh thay vì ưu tiên thuốc tây như trước kia. 

Tuy nhiên, việc điều trị viêm họng không dùng kháng sinh có thực sự hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần xét nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm họng. 

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại nhiều bệnh viện lớn cho biết, nếu viêm họng do virus thì sẽ tự khỏi trong một khoảng thời gian nhất định, người bệnh có thể khắc phục triệu chứng như đau rát họng hay hạ sốt bằng các mẹo dân gian. 

Tuy nhiên, đối với trường hợp viêm họng gây ra do vi khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh là điều vô cùng cần thiết. Vì những vết thương, vết loét trên cơ thể do vi khuẩn tấn công nếu không xử lý đúng cách và kịp thời sẽ rất nhanh hình thành biến chứng như sưng, mưng mủ hay thậm chí là hoại tử vô cùng nguy hiểm. 

Nếu viêm họng do vi khuẩn thì cần được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp

Nếu viêm họng do vi khuẩn thì cần được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp

Vì vậy, khi gặp những triệu chứng của viêm họng như đau rát cổ họng, sốt nhẹ đến cao, đau đầu, kém ăn thì tuyệt đối không nên chủ quan mà cần phải tìm đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được kiểm tra và xác định nguyên nhân, từ đó có các phương án điều trị phù hợp. 

>>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan: Bệnh viêm họng tái phát liên tục

Viêm họng là chuyện nhỏ khi đã có 12 mẹo dân gian sau đây!

Kể cả nguyên nhân gây viêm họng là do virus hay vi khuẩn thì việc chăm sóc cổ họng cũng như bồi bổ cơ thể chính là điều vô cùng quan trọng. Các bài thuốc dân gian thường dùng nguyên liệu thiên nhiên lành tính, có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng hiệu quả. Vì vậy, nếu là viêm họng do vi khuẩn thì bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm các phương pháp dân gian này để rút ngắn thời gian hồi phục. 

Cách chữa viêm họng tại nhà bằng nước muối sinh lý

Tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng lại là “vũ khí” vô cùng lợi hại trong việc hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh viêm họng. 

Sử dụng nước muối súc miệng là cách chữa viêm họng tại nhà nhanh chóng và tiết kiệm nhất

Sử dụng nước muối súc miệng là cách chữa viêm họng tại nhà nhanh chóng và tiết kiệm nhất

Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp sát khuẩn, làm sạch cổ họng và làm dịu những khó chịu, ngứa rát nơi cổ họng do ho nhiều. Việc súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày còn giúp làm loãng dịch nhầy cổ họng, loại bỏ đờm ứ đọng và giảm cảm giác nghẹn khi nuốt. 

Kể cả khi đã khỏi viêm họng thì bạn cũng nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối để bảo vệ họng khỏi nguy cơ mắc các bệnh khác như viêm amidan, viêm thanh quản. 

Cách chữa viêm họng tại nhà với nước muối:

- Hòa tan ½ thìa cà phê muối với 250ml nước ấm. 

- Khi súc miệng, bạn cần ngậm nước muối trong khoảng 3 phút và khò họng để làm sạch vi khuẩn và virus rồi nhổ ra.

- Súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ là tốt nhất. 

Nên súc miệng 2 đến 3 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả

Nên súc miệng 2 đến 3 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả

Cách chữa viêm họng tại nhà với gừng tươi

Gừng là một trong những loại gia vị vô cùng quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình. Gừng có vị cay, tính ấm, hương thơm đặc trưng làm tăng hương vị cho các món ăn. Bên cạnh vai trò gia vị, gừng cũng là một thành phần quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh như viêm họng, đau bụng, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả. 

Trong gừng tươi có chứa hàm lượng các chất kháng viêm và chống oxy hóa dồi dào. Bên cạnh đó là vị cay, tính ấm, khi đi qua cổ họng sẽ giúp giảm cảm giác đau rát, khó chịu. 

Một số nghiên cứu còn cho thấy gừng có tác dụng kháng lại sự tấn công của mầm bệnh, độc tố mạnh mẽ tương đương với kháng sinh. 

Bạn có thể sử dụng nước ép gừng pha với mật ong hoặc kết hợp cùng trà Tulsi, sả hoặc chanh để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị ho, viêm họng hiệu quả. 

Gừng có vị cay, tính ấm, hương thơm đặc trưng làm tăng hương vị cho các món ăn

Gừng có vị cay, tính ấm, hương thơm đặc trưng làm tăng hương vị cho các món ăn

Cách chữa viêm họng tại nhà nhanh nhất với rễ cam thảo

Từ lâu, dân gian đã biết đến công dụng của rễ cây cam thảo trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong đó, không thể bỏ qua cách chữa viêm họng tại nhà nhờ đặc tính kháng virus, vi khuẩn mạnh mẽ. 

Một nghiên cứu y khoa về rễ cây cam thảo đã chỉ ra rằng, hàm lượng axit glycyrrhizic có trong loại thảo dược này có tác dụng trong việc kích thích sản sinh dịch tiết phế quản. Từ đó, giúp làm loãng và loại bỏ đờm, dịch nhầy ra khỏi cổ họng một cách dễ dàng. 

Mặc dù vậy, rễ cây cam thảo không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, vì vậy, nếu đang trong giai đoạn này, bạn cần lựa chọn phương pháp khác để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả hai mẹ con. 

Cách thực hiện:

- Cách 1: Nhai trực tiếp rễ cây cam thảo và nuốt nước, nhả bã 2 đến 3 lần mỗi ngày.

- Cách 2: Nấu cam thảo với nước và uống như trà trong ngày. 

Rễ cây cam thảo trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có viêm họng

Rễ cây cam thảo trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có viêm họng

Lá bạc hà trị dứt điểm ho, viêm họng

Trong lá bạc hà có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa, vitamin B và kali khá dồi dào. Các chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, hỗ trợ hoàn thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Đặc biệt, trong lá bạc hà còn có chứa menthol - tinh chất quý có tác dụng làm dịu cổ họng, từ đó giảm các cơn ho đáng kể. 

Ngoài ra, trong Đông y, bạc hà cũng được đánh giá khá cao về mặt dược liệu nhờ có khả năng tán phong nhiệt, chữa nhức đầu, cảm mạo, dứt điểm các cơn ho, sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả. 

Cách thực hiện:

- Cách 1: Giã nhuyễn lá bạc hà tươi và lấy nước uống hằng ngày, uống liên tục trong 3 đến 4 ngày sẽ thấy tình trạng viêm họng được cải thiện khá rõ rệt. 

- Cách 2: Lấy lá bạc hà trộn cùng mật ong rồi đem hấp cách thủy, uống mỗi ngày 2 lần đến khi các triệu chứng viêm họng giảm hẳn. 

Bạc hà có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa, vitamin B và kali khá dồi dào

Bạc hà có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa, vitamin B và kali khá dồi dào

Bài thuốc dân gian chữa viêm họng với mật ong

Mật ong được xem là “món quà” vô cùng quý giá mà “mẹ thiên nhiên” đã ban tặng cho con người. Từ xa xưa, người ta đã biết sử dụng mật ong trong việc chữa trị các vết thương ngoài da, hỗ trợ tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể,... 

Sở dĩ mật ong có thể đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe như vậy là nhờ thành phần có chứa rất nhiều các chất như chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin. Đây đều là các hoạt chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm. 

Cách chữa viêm họng tại nhà với mật ong:

- Cách 1: Ngậm mật ong nguyên chất trong miệng rồi nuốt từ từ xuống cổ họng, thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày đến khi cảm nhận hiệu quả bất ngờ. 

- Cách 2: Pha mật ong với nước ấm, có thể kết hợp cùng một chút trà và chanh để đạt hiệu quả chữa viêm họng tốt nhất. 

- Cách 3: Ngâm mật ong cùng chanh đào hoặc gừng tươi để ngậm mỗi ngày cũng có thể chữa được bệnh viêm họng nhanh chóng.

Mật ong trong dân gian được mệnh danh là “thần dược chữa bách bệnh”

Mật ong trong dân gian được mệnh danh là “thần dược chữa bách bệnh”

Tía tô làm dịu cổ họng

Tía tô là một loại thực vật khá quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Với hương thơm đặc trưng, lá tía tô có thể làm tăng hương vị đáng kể cho món ăn. Mặc dù quen thuộc là thế nhưng chắc hẳn cũng có khá nhiều người không biết đến những bài thuốc dân gian chữa viêm họng với tía tô. 

Trong Đông y, lá tía tô cũng là một loại thảo dược có tính ấm, vị hơi cay, khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng trừ hàn, tiêu độc, trị cảm, an thai, giảm cảm giác khó chịu ở họng,... 

Trong lá tía tô chứa hàm lượng tinh dầu khá dồi dào, có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn vô cùng mạnh mẽ. Bên cạnh đó không thể bỏ qua thành phần tanin và glucosid, hai chất này có khả năng làm dịu các tổn thương ở niêm mạc họng. Từ đó, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm họng. 

Tía tô là một loại thực vật khá quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình

Tía tô là một loại thực vật khá quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình

Cách chữa viêm họng tại nhà với lá tía tô:

- Cách 1: Kết hợp lá tía tô với hoa khế và hoa đu đủ đực đem đi chưng cách thủy với một chút mật ong, uống ngày 3 lần. 

- Cách 2: Dùng cháo nấu với lá tía tô để giải cảm. 

- Cách 3: Kết hợp lá tía tô, kinh giới và gừng để làm ấm cổ họng, giảm bớt cảm giác ngứa rát, khó chịu. 

- Cách 4: Sử dụng lá tía tô kết hợp với rượu gạo để hỗ trợ điều trị viêm họng. 

Củ chữa viêm họng bằng của cải trắng

Ngoài lá tía tô, củ cải trắng cũng là một trong những loại thực phẩm vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Củ cải trắng có mặt trong nhiều món ăn, đem lại hương thơm và vị ngọt nhẹ cho nước dùng, tuy nhiên cũng không thực sự có nhiều người biết đến công dụng hỗ trợ điều trị viêm họng. 

Trong Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, hơi đắng và một chút cay, thành phần có chứa protid, glucid, photpho, sắt, vitamin B1, vitamin C,... đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. 

Củ cải trắng có vị ngọt, hơi đắng và một chút cay, thành phần có chứa protid, glucid, photpho, sắt, vitamin B1, vitamin C

Củ cải trắng có vị ngọt, hơi đắng và một chút cay, thành phần có chứa protid, glucid, photpho, sắt, vitamin B1, vitamin C

Bên cạnh đó, củ cải trắng còn có chứa hàm lượng Raphinin khá dồi dào, đây là hoạt chất vô cùng “lợi hại” trong việc ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn như Staphylococus aureus, Streptococus pneumonia, E.Coli,... 

Cách chữa viêm họng tại nhà bằng củ cải trắng:

- Cách 1: Hấp cách thủy mật ong và củ cải trắng trong khoảng 15 phút và sử dụng 2 đến 3 lần mỗi tuần. 

- Cách 2: Chưng củ cải trắng với đường phèn tương tự như cách 1.

- Cách 3: Kết hợp củ cải trắng trong các món cháo, súp lỏng để đa dạng hóa thực đơn cho người bệnh viêm họng. 

Lưu ý:

- Không nên sử dụng quá nhiều cách chữa viêm họng bằng dân gian với củ cải trắng trong một lần vì có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa. 

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì không nên lựa chọn bài thuốc này để chữa viêm họng. 

- Đặc biệt, tuyệt đối không được kết hợp củ cải trắng với nhân sâm, táo, lê, nho, mộc nhĩ vì có thể gây tác dụng phụ.

Không nên dùng quá nhiều củ cải trắng vì có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa

Không nên dùng quá nhiều củ cải trắng vì có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa

Cách chữa viêm họng tại nhà với chanh

Trong nước cốt chanh tươi có chứa hàm lượng axit citric và vitamin C vô cùng dồi dào. Đây đều là các hoạt chất có công dụng chống lại quá trình oxy hóa, kháng viêm vô cùng mạnh mẽ. 

Axit citric còn có tác dụng làm loãng đờm, giảm các giác ngứa rát, khó chịu nơi cổ họng. 

Ngoài hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm họng, chanh còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khác như giảm cân, lợi tiểu, chống thiếu máu, ngăn ngừa sỏi thận, hạ sốt và phòng ngừa cao huyết áp. 

Trong nước cốt chanh tươi có chứa hàm lượng axit citric và vitamin C vô cùng dồi dào

Trong nước cốt chanh tươi có chứa hàm lượng axit citric và vitamin C vô cùng dồi dào

Cách chữa viêm họng với chanh tươi:

- Cách 1: Ngậm lát chanh tươi trực tiếp với một chút muối. 

- Cách 2: Uống trà chanh pha với một chút mật ong. 

- Cách 2: Ngậm chanh đào ngâm với mật ong.

Bài thuốc dân gian trị viêm họng với lá húng quế

Húng quế cũng được xếp vào danh sách các loại thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả. Trong lá húng quế có chứa hàm lượng các axit amin quan trọng như tryptophan, methionine, leucine và đặc biệt là tinh dầu chứa linalol (60%), cineol, estragol metyl-chavicol,...

Trong Đông y, lá húng quế được ghi nhận là có vị cay, tính ấm, vào kinh phế, tâm, giúp giải cảm, giảm đau rất rốt. Trong khoa học, người ta còn phát hiện tinh dầu của húng quế có tác dụng mạnh mẽ trong việc hỗ trợ làm giảm triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản, viêm họng và cảm lạnh nhờ khả năng kháng khuẩn. 

Lá húng quế có vị cay, tính ấm, vào kinh phế, tâm, giúp giải cảm, giảm đau rất rốt

Lá húng quế có vị cay, tính ấm, vào kinh phế, tâm, giúp giải cảm, giảm đau rất rốt

Cách chữa viêm họng bằng húng quế:

- Cách 1: Nấu trà với lá húng quế tươi hoặc hoa húng quế khô để uống hằng ngày.

- Cách 2: Nhai trực tiếp lá húng quế để giảm tình trạng viêm họng và ho.

Lưu ý: 

- Chỉ sử dụng một lượng vừa phải húng quế mỗi ngày để tránh quá liều.

- Lá húng quế không dành cho phụ nữ có thai, đang cho con bù và những ai đang phải uống thuốc chống loãng máu vì thành phần của loại dược liệu thành có thể gây loãng máu, hạ đường huyết.

Tỏi ngâm

Trong tỏi có chứa nhiều hàm lượng các dưỡng chất như vitamin nhóm B, khoáng chất sắt, canxi, magie, mangan, photpho, germanium và selen. Đặc biệt là thành phần allicin, ajoene có khả năng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, virus nhưng lại hoàn toàn lành tính đối với sức khỏe, đồng thời an toàn cho cả phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tham khảo thêm: Bị cảm cúm bà bầu

Trong tỏi có chứa nhiều hàm lượng các dưỡng chất như vitamin và khoáng chất 

Trong tỏi có chứa nhiều hàm lượng các dưỡng chất như vitamin và khoáng chất 

Cách sử dụng tỏi để chữa viêm họng tại nhà:

- Cách 1: Sử dụng trực tiếp tỏi tươi.

- Cách 2: Ngâm rượu với tỏi trong khoảng 10 ngày rồi pha với 1 lít nước ấm và 3 lần/ngày. 

- Cách 3: Hấp cách thủy mật ong với tỏi hoặc ngâm tỏi thái lát mỏng với mật ong để dùng trong việc hỗ trợ điều trị viêm họng.

- Cách 4: Dùng tỏi nướng hoặc ngâm giấm để chữa viêm họng. 

Tắc (quất) chưng đường phèn

Tắc chưng đường phèn là một trong những cách chữa viêm họng tại nhà nhanh chóng và hiệu quả được nhiều gia đình áp dụng nhất. Bởi hương vị của món tắc chưng đường phèn này khá thơm ngon, trẻ em cũng có thể dùng được và hoàn toàn lành tính cho phụ nữ mang thai hay đang cho con bú. 

Tắc chưng đường phèn là một trong những cách chữa viêm họng tại nhà nhanh chóng

Tắc chưng đường phèn là một trong những cách chữa viêm họng tại nhà nhanh chóng và hiệu quả được nhiều gia đình áp dụng nhất

Tương tự như chanh, tắc cũng có chứa hàm lượng các vitamin và khoáng chất dồi dào, trong đó nổi bật nhất là vitamin C và axit citric. Khi kết hợp với khả năng kháng viêm của mật ong sẽ cho ra một bài thuốc chữa viêm họng cực kỳ hiệu quả. 

Cách thực hiện:

- Bước 1: Chọn những quả tắc chín mọng, rửa sạch với nước muối rồi để ráo.

- Bước 2: Cắt đôi tắc, vắt nước và loại bỏ hạt. 

- Bước 3: Dùng dao vỏ tắc thành sợi. 

- Bước 4: Ướp vỏ tắc, nước tốt cốt tắc, đường phèn và một nhúm muối tinh trong khoảng 3 đến 4 tiếng thì cho vào nồi để đảo, nếu số lượng ít thì hấp cách thủy hoặc hâm nóng trong lò vi sóng, nồi chiên không dầu đều được. 

- Bước 5: Để nguội và cho vào lọ thủy tinh dùng dần.

- Bước 6: Pha tắc chưng đường phèn với nước ấm để uống hằng ngày sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng viêm họng. 

Cách làm tắc chưng đường phèn khá đơn giản

Cách làm tắc chưng đường phèn khá đơn giản

Lê hấp táo tàu

Lê có vị chua, ngọt cùng hàm lượng nước khá dồi dào. Lê có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể. 

Bên cạnh đó là các vitamin, khoáng chất cùng các hoạt chất chống oxy hóa. Từ lâu, trong dân gian người ta đã biết kết hợp quả lê cùng một số nguyên liệu khác như mật ong, táo tàu, gừng tươi, hạt sen để chữa viêm họng.

Sử dụng lê trong việc hỗ trợ điều trị viêm họng cũng khá an toàn và lành tính, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú đều có thể sử dụng được. 

Lê hấp táo tàu có công dụng chữa viêm họng khá tốt

Lê hấp táo tàu có công dụng chữa viêm họng khá tốt

Cách thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị 1 quả lê vừa chín tới, táo đỏ (táo tàu), kỷ tử, mật ong và muối. 

- Bước 2: Ngâm táo đỏ với kỷ tử trong nước ấm cho nở rồi vớt ra để ráo nước. 

- Bước 3: Quả lê cần cắt nắp và khoét rỗng ruột, sau đó cho toàn bộ hỗn hợp lê, táo đỏ, kỷ tử, mật ong vào bên trong. 

- Bước 4: Chưng cách thủy quả lê và hỗn hợp bên trong đến khi vừa chín tới thì tắt bếp và sử ngay khi còn ấm.

Mẹo dân gian chữa viêm họng tại nhà bằng lá đu đủ

Lá đu đủ có tính hàn, mùi hơi hắc nồng và có những tác dụng đặc biệt như mát gan, thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, bổ tỳ. Theo quan điểm Đông y, viêm họng được coi là tình trạng đau yết hầu và nhiễm dịch độc thời khí. Sử dụng lá đu đủ có thể giúp giải độc, làm ấm hầu họng, giảm đau và giảm ho ngứa cổ. 

Dưới đây là một số phương pháp dân gian chữa viêm họng bằng lá đu đủ:

- Lá đu đủ chưng đường phèn: Hấp lá đu đủ với 2 thìa đường phèn trong khoảng 20 phút, chia thành 2-3 phần và ăn ngay khi còn nóng.

- Đu đủ hấp mật ong: Hấp lá đu đủ với 3 thìa mật ong trong khoảng 20 phút, chia thành 3 phần và sử dụng vào sáng, trưa và tối.

- Kết hợp lá đu đủ, gừng và sả: Đặt tất cả các nguyên liệu vào nồi nhỏ và đun sôi trong khoảng 10-15 phút. Lọc nước và chia thành 3 phần, sử dụng vào sáng, trưa và tối để giảm đau họng và loãng đờm.

- Lá đu đủ, hẹ và hạt chanh: Giã nhuyễn hạt chanh và trộn với lá hẹ, lá đu đủ. Hấp trong khoảng 15 phút và lấy phần nước cốt uống 3 lần mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày.

Cách chữa bệnh viêm họng tại nhà bằng lá đu đủ

Mẹo dân gian chữa viêm họng tại nhà bằng lá đu đủ

Cách chữa đau họng dân gian từ rau diếp cá

Theo quan niệm Đông y, diếp cá là một loại thảo dược nam có tính mát, vị chua và có tác dụng tiêu đờm, kháng khuẩn và giảm sưng viêm. Diếp cá không chỉ được sử dụng để điều trị viêm họng mà còn được dùng để chữa các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản, viêm amidan và viêm phổi.

Cách chế biến rau diếp cá chữa đau họng:

- Kết hợp diếp cá và mật ong: Xay nhuyễn rau diếp cá lấy nước cốt, thêm 3 thìa mật ong, chia thành 3 lần và sử dụng trong ngày. 

- Kết hợp diếp cá và muối ăn: Giã nát rau diếp cá với một ít muối thêm vào 200ml nước sôi để nguội sau đó lấy nước cốt và uống hai lần trong ngày.

- Kết hợp nước vo gạo với diếp cá: Thái nhỏ rau diếp cá đun sôi với nước vo gạo. Lọc nước, loại bỏ bã và uống 3-4 lần mỗi ngày.

Cách chữa bệnh viêm họng tại nhà bằng rau diếp cá

Cách chữa đau họng dân gian từ rau diếp cá

Mẹo chữa đau họng tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không có vị cay, tính ấm và tác động sâu vào kinh phế, tỳ, vị. Do đó, nó thường được sử dụng để khu phong, tán hàn và rất hiệu quả trong các bệnh đường hô hấp.

Để chữa viêm họng hiệu quả tại nhà, ta có thể kết hợp lá trầu không với một số thành phần khác như: 

- Kết hợp trầu không và mật ong: Giã nát và ngâm trong khoảng 300ml nước sôi trong 20 phút. Sau đó, lọc nước cốt, thêm 6 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống hai lần sau bữa ăn.

- Kết hợp trầu không và gừng: Rửa sạch lá trầu không và gừng, sau đó giã nát. Đổ nước sôi vào hỗn hợp đã giã và ngâm khoảng 20 phút sau đó lọc hỗn hợp và uống hai lần mỗi ngày, sau bữa ăn.

- Kết hợp trầu không và củ nén: Áp dụng cách chế biến tương tự như trên với gừng. Phương pháp này thường được sử dụng cho các bà bầu bị viêm họng.

Cách trị bệnh viêm họng tại nhà bằng lá trầu không

Mẹo chữa đau họng tại nhà bằng lá trầu không

Trà hoa cúc giảm đau họng

Trà hoa cúc đã được sử dụng từ lâu để giảm đau họng và làm dịu các triệu chứng viêm. Vì trong trà chứa các hợp chất có tác dụng chống viêm, giảm đau và chống oxi hóa, làm dịu tổn thương niêm mạc họng. Khi được sử dụng dưới dạng trà, hoa cúc giúp giảm sự kích ứng và sưng tấy trong họng, mang lại cảm giác thoải mái. Để tận dụng tác dụng của trà hoa cúc giảm đau họng, bạn có thể đun sôi nước và cho hoa cúc khô vào, sau đó chờ trong vài phút để hương vị và tinh chất của hoa cúc lưu giữ trong nước. 

Dùng dầu dừa làm giảm đau

Dầu dừa là một phương pháp tự nhiên được sử dụng để giảm đau họng và làm dịu các triệu chứng viêm vì có chứa các chất chống viêm và kháng vi khuẩn, giúp làm giảm sưng tấy và đau trong họng bằng cách lấy một muỗng nhỏ dầu dừa nhai nhẹ trong miệng khoảng 10-15 phút, sau đó nhổ ra. 

Người bị đau họng nên ăn và kiêng ăn gì?

Điều trị viêm họng tại nhà bằng những phương pháp dân gian luôn cần phải có một quá trình và đòi hỏi sự kiên trì. Bởi các bài thuốc dân gian không thể đem lại tác dụng ngay lập tức như thuốc tây hay kháng sinh nhưng hiệu quả lại có thể kéo dài lâu hơn nhờ khả năng hỗ trợ tăng sức đề kháng. 

Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng trong quá trình chữa viêm họng

Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng trong quá trình chữa viêm họng

Bên cạnh các bài thuốc dân gian, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày để có thể rút ngắn thời gian hồi phục, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Sau đây là một số nhóm thực phẩm mà bạn cần bổ sung trong quá trình điều trị:

- Nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm như hải sản, đậu, nấm,... 

- Nhóm thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, sữa uống lên men,...

- Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B như cam, chanh, bưởi, ổi, xoài, chuối, thịt nạc,... 

Trong các món ăn hằng ngày, có thể bổ sung thêm bột gừng hoặc bột nghệ để tăng tính ấm và khả năng kháng khuẩn, giúp cổ họng dễ chịu hơn. 

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, có vị cay nóng như gà rán, mì cay, kim chi, đồ uống lạnh như bia, nước ngọt hay các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá. 

Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng để phòng ngừa viêm họng tái phát

Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng để phòng ngừa viêm họng tái phát

Ngay cả khi đã khỏi viêm họng thì bạn vẫn nên tiếp tục duy trì các thói quen ăn uống này để đảm bảo một sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh quay trở lại. 

Khi nào viêm họng cần điều trị và gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, đau họng có thể được điều trị tại nhà và có cải thiện. Tuy nhiên, trong những tình huống sau đây, cần phải thăm khám bác sĩ:

- Đau họng ngày càng trở nặng kèm theo sốt cao kéo dài trong 2 ngày.

- Khó ngủ do họng bị tắc nghẽn, viêm amidan hoặc phì đại adenoids.

- Xuất hiện ban đỏ đơn thuần trên cơ thể.

Những triệu chứng trên có thể cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn và để điều trị hiệu quả, việc sử dụng kháng sinh được kê toa bởi bác sĩ là cần thiết. Hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Lưu ý khi thực hiện cách trị viêm họng tại nhà

Khi tự điều trị viêm họng tại nhà, một vài lưu ý quan trọng để đảm bảo cho việc điều trị viêm họng tại nhà hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:

- Tư vấn y tế: Nếu triệu chứng không giảm hoặc trầm trọng hơn sau một thời gian, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị thích hợp.

- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và sử dụng khăn giấy khi lau mũi và họng để tránh lây nhiễm vi khuẩn.

- Giữ ẩm cho không khí: Sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt một bình nước trong phòng ngủ để giữ cho không khí ẩm, giảm tác động khô họng.

- Uống đủ nước: Hãy đảm bảo bạn uống đủ lượng nước hàng ngày để giữ cho cơ thể được đủ độ ẩm và giúp hỗ trợ quá trình phục hồi.

- Hạn chế tiếp xúc với chất kích ứng: Tránh khói thuốc, bụi, hóa chất và chất gây kích ứng khác để không làm tăng tình trạng viêm và khó chịu trong họng.

- Hạn chế tiếp xúc với các thức ăn và đồ uống gây kích ứng: Tránh các thực phẩm cay, chua, đồ uống có cồn và cafein có thể làm tăng kích ứng họng.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục và tăng cường hệ miễn dịch.

Dứt nhanh viêm họng bằng thực phẩm chức năng PulmoAnti

Thực phẩm chức năng PulmoAnti là sản phẩm của Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc có công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho, viêm họng, giúp hạ sốt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

PulmoAnti có thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên với 9 loại thảo dược từ thiên nhiên như bạch biển đậu, kim ngân hoa, sắn dây, mạch môn, bạc hà, linh chi, cam thảo, đảng sâm. Thực phẩm chức năng này được điều chế dưới dạng siro và đóng gói trong ống thủy tinh vô cùng tiện lợi, dễ dàng sử dụng. 

Sử dụng PulmoAnti để cải thiện các triệu chứng viêm họng và tăng sức đề kháng

Sử dụng PulmoAnti để cải thiện các triệu chứng viêm họng và tăng sức đề kháng

Sản phẩm có thể dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều lượng 5ml/lần. Trẻ từ 6 đến 12 tuổi được dùng 10ml/lần, người lớn dùng từ 20 đến 40ml/lần.

Ngoài các công dụng trên, PulmoAnti cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 hồi phục nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu các biểu hiện “hậu” COVID đáng kể. 

Ngay cả khi đã khỏi các triệu chứng của viêm họng thì bạn và cả gia đình cũng có thể bổ sung thêm PulmoAnti hằng ngày để tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ tái phát. 

12 “Thần dược” cùng “chiến binh” PulmoAnti được đề cập đến trong bài viết được đánh giá là các giải pháp hỗ trợ điều trị viêm họng vô cùng mạnh mẽ, hiệu quả mà không cần dùng đến bất kỳ một viên kháng sinh nào. Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên áp dụng hoàn toàn các phương pháp dân gian, bạn cũng nên đến bệnh viện để thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh để có những phương án điều trị thích hợp. Liên hệ ngay cho VPOPHARCO để được tư vấn chi tiết! 

Thông tin liên hệ:

🌐 Website: https://vpopharco.com.vn/

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký