TIN VPO PHARCO

TOP 6 Cách tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

17.10.2022 - bởi VPOPHARCO
Tình trạng ô nhiễm môi trường và khí hậu đang ngày càng có những chuyển biến bất thường là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Vậy, có những cách tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung sau đây của bài viết nhé!

Các bệnh đường hô hấp bé thường mắc phải khi giao mùa

Khi bước vào giai đoạn giao mùa, thời tiết ban ngày có sự chênh lệch rõ ràng với ban đêm hay nắng - mưa thất thường khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, từ đó dẫn đến nhiều loại bệnh về đường hô hấp. 

Hiện nay, người ta đã phát hiện ra ít nhất 9 bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em, cùng điểm mặt chúng ngay sau đây nhé!

Cúm, viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản,... là các bệnh đường hô hấp bé thường mắc phải khi giao mùa

Cúm, viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản,... là các bệnh đường hô hấp bé thường mắc phải khi giao mùa

Cúm

Đây là bệnh lý do các loại cúm virus gây ra, biểu hiện ban đầu đó là sốt cao liên tục từ 5 đến 7 ngày, đau cơ, mệt mỏi, ho và sổ mũi. Các triệu chứng cúm ở trẻ em được đánh giá là nặng hơn so với người lớn do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. 

Tuyệt đối không được xem nhẹ bệnh này, bởi những biến chứng của cúm và vô cùng khó lường, làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi và các hội chứng nhiễm khuẩn thứ phát.

Bệnh cúm ở trẻ vẫn có thể tự khỏi bằng các phương pháp điều trị cúm mùa tại nhà, tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan mà hãy theo dõi con thường xuyên. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm thì cần đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp. 

Bên cạnh đó, cần tiêm vacxin cúm đầy đủ và sử dụng thuốc trị cảm cúm nhanh để phòng ngừa bệnh và tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé.

Các triệu chứng cúm ở trẻ em được đánh giá là nặng hơn so với người lớn do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện

Các triệu chứng cúm ở trẻ em được đánh giá là nặng hơn so với người lớn do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Bệnh này còn được gọi là cảm lạnh thông thường, nguyên nhân chính là do virus gây ra. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên từ 6 đến 8 lần mỗi năm với những triệu chứng thường gặp bao gồm đua họng, sổ mũi, ho, hắt hơi, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi,... 

Các trường hợp bị cảm lạnh thông thường được đánh giá là ít nghiêm trọng và có nguy cơ phát triển thành viêm phổi thứ phát thấp hơn so với cúm. Mặc dù vậy bố mẹ cũng không nên chủ quan trong việc chăm sóc và cần có các biện pháp tăng đề kháng hô hấp cho bé của bé. 

Hen suyễn

Bệnh này có tỷ lệ mắc thấp hơn tuy nhiên có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những triệu chứng đi kèm với hen suyễn thường là ho, tức ngực, thở gấp, thở khò khè, thở rít hoặc khó thở,... Đặc biệt, các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ hít phải bụi phấn, phấn hoa hay chất gây dị ứng. 

Biến chứng nặng của bệnh hen suyễn có thể là viêm phổi và viêm phế quản. Vì vậy, nếu thấy con có những triệu chứng kể trên, hãy đưa ngay đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời đừng quên tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé nhằm hạn chế nguy cơ tái phát.

Biến chứng nặng của bệnh hen suyễn có thể là viêm phổi và viêm phế quản

Biến chứng nặng của bệnh hen suyễn có thể là viêm phổi và viêm phế quản

Viêm xoang

Đây là hiện tượng nhiễm trùng xoang, nguyên nhân chính là do các mô bên trong xoang bị tổn thương, sưng hoặc viêm, dẫn đến tình trạng tích tụ dịch trong túi khí phía sau mắt và mũi, lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng. 

Khi bị viêm xoang, trẻ thường sẽ cảm thấy đau tức vùng mặt, nhất là phía sau mắt, mũi, khó khăn khi thở, hụt hơi. Một triệu chứng thường gặp nhất ở viêm xoang đó là hôi miệng và có cảm giác buồn nôn, nguyên nhân chính là do mũi thường tiết dịch nhầy xuống cổ họng và đọng lại đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nhiễm.

Viêm phế quản

Viêm phế quản cũng là một trong những vấn đề về đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây nên viêm phế quản thường là do virus hoặc vi khuẩn tấn công gây nên nhiễm trùng đường hô hấp. 

Triệu chứng đi kèm của bệnh này thường là đau tức ngực, sổ mũi, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, thở khò khè,... Có thể thấy, những triệu chứng này có đặc điểm khá giống với hen suyễn, khiến nhiều bố mẹ nhầm lẫn. Tuy nhiên cách điều trị và diễn biến bệnh lại hoàn toàn khác nhau, vì vậy, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. 

Viêm phế quản cũng là một trong những vấn đề về đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em

Viêm phế quản cũng là một trong những vấn đề về đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản

Bệnh này cũng khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 3 đến 5 tuổi, nguyên nhân chính gây nên viêm thanh khí phế quản thường là virus. Virus gây bệnh sẽ tấn công thanh quản và khí quản, khiến vị trí này bị viêm, sưng tấy, gây cản trở không khí lưu thông vào phổi. Đó cũng chính là lý do vì sao bố mẹ thường có thể nghe được tiếng rít khi trẻ hít thở sâu. 

Viêm thanh khí phế quản cần được chẩn đoán đúng và có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu chuyển biến nặng thì bố mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ hướng dẫn. 

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn cũng là một trong những bệnh lý liên quan đến hô hấp phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, cứ 10 trẻ bị đau họng thì có đến 3 trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn, tỷ lệ chiếm 30% trong khi người lớn chỉ khoảng 10%.

Bệnh này cần được phát hiện và điều trị sớm, vì nếu để càng lâu thì nguy cơ gặp biến chứng càng cao. Một số biến chứng nặng của viêm họng do liên cầu khuẩn có thể ảnh hưởng đến tim, hệ thần kinh, khớp và da. 

Viêm họng do liên cầu khuẩn cũng là một trong những bệnh lý liên quan đến hô hấp phổ biến ở trẻ em

Viêm họng do liên cầu khuẩn cũng là một trong những bệnh lý liên quan đến hô hấp phổ biến ở trẻ em

Viêm phổi

Viêm phổi có thể là biến chứng của viêm phế quản mãn tính hay một số bệnh lý về đường hô hấp khác như cúm, đau họng, viêm họng, tràn dịch màng phổi. Lượng dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn bên trong phổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn, từ đó tạo nên các túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị viêm nhiễm. 

Đây là bệnh lý hô hấp khá nghiêm trọng, không chỉ ở trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, khi thấy trẻ có các triệu chứng như ho nhiều, thở gấp, thở gắng sức, đau tức ngực, buồn nôn, môi tím tái,... thì bố mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp. 

Suy hô hấp cấp

Đây là hiện tượng rối loạn chức năng hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em và một số bệnh nhân bị viêm phổi, viêm phế quản mãn tính. Khi bị suy hô hấp cấp, hàm lượng không khí sẽ không được lưu thông một cách bình thường, dẫn đến thiếu Oxy máu, đồng thời tăng CO2 máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng khác như huyết áp, tim mạch.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh này thường do các bệnh lý về đường thở, tổn thương phổi hoặc có bệnh lý ở não, thần kinh và cơ. Bệnh này đặc biệt rất dễ gặp ở những trẻ sinh non. 

Đây là hiện tượng rối loạn chức năng hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em và một số bệnh nhân bị viêm phổi, viêm phế quản mãn tính

Đây là hiện tượng rối loạn chức năng hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em và một số bệnh nhân bị viêm phổi, viêm phế quản mãn tính

Các triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị suy hô hấp cấp thường là khó thở, thở khò khè, thở chậm hoặc đôi lúc ngưng thở. Một số trẻ sẽ có nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, lúc đầu tăng rồi giảm dần hoặc nặng hơn là ngưng tim. 

Suy hô hấp cấp là một trong những bệnh lý về đường hô hấp nghiêm trọng, việc điều trị và khắc phục cần được thực hiện bài bản, đúng quy trình bởi các bác sĩ chuyên khoa dày dạn kinh nghiệm. Vì vậy, khi trẻ gặp những triệu chứng như trên, bố mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và có phương án điều trị thích hợp. 

>>> Tham khảo thêm: Phụ nữ mang thai mắc cúm

Tại sao mẹ phải tăng cường sức đề kháng đường hô hấp cho bé?

Các bệnh lý về đường hô hấp kể trên đều có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Vì vậy, việc tìm cách tăng đề kháng hệ hô hấp cho bé là điều vô cùng quan trọng mà bố mẹ nào cũng cần biết. 

Vậy, có những cách tăng cường đề kháng cho đường hô hấp của trẻ nào? Cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo của bài viết bố mẹ nhé!

Cách tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé mẹ không nên bỏ qua

Có thể thấy, các biến chứng của bệnh hô hấp đối với trẻ là vô cùng khó lường. Bên cạnh đó, môi trường không khí bị ô nhiễm và khí hậu thay đổi liên tục khiến hệ miễn dịch của trẻ thường xuyên bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lo lắng, vì hoàn toàn có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng tại nhà qua các thói quen đơn giản hằng ngày. 

Rửa tay sạch là cách tiêu diệt virus, vi khuẩn hiệu quả

Rửa tay sạch là cách tiêu diệt virus, vi khuẩn hiệu quả

Rửa tay sạch là cách tiêu diệt virus, vi khuẩn hiệu quả

Hàng tỷ tỷ vi khuẩn, virus đang tồn tại trong không khí và bề mặt các vật dụng, đồ dùng xung quanh nhà. Chúng chính là nguồn gây các bệnh về đường hô hấp chính. Trong khi đó, việc cầm nắm đồ chơi, vật dụng lạ hay bò, trườn dưới sàn nhà là cách để trẻ làm quen với thế là cách thức tự nhiên nhất để con khám phá mọi thứ và biểu lộ cảm xúc. 

Mặc dù vậy, các thói quen này đã vô tình đưa vi khuẩn, virus từ bên ngoài vào cơ thể, tạo điều kiện cho chúng sinh sôi và tấn công hệ hô hấp của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần rèn luyện cho con thói quen rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, nhất là trước khi ăn. Đặc biệt là hạn chế cho trẻ đưa ngón tay hoặc vật dụng lên miệng. 

Ngoài ra, việc vệ sinh nhà cửa, lau chùi, tiệt trùng thường xuyên đồ chơi cũng là cách hữu hiệu giúp phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé. 

Giữ ấm cho con

Khi thời tiết trở lạnh, việc giữ ấm cho con là điều vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ ngay sau khi tắm xong bằng cách lau khô người, cho trẻ chơi trong phòng thông thoáng nhưng kín gió trời. 

Khi thời tiết trở lạnh, việc giữ ấm cho con là điều vô cùng quan trọng

Khi thời tiết trở lạnh, việc giữ ấm cho con là điều vô cùng quan trọng

Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời vào tối muộn vì hơi lạnh và sương đêm có thể khiến trẻ bị viêm phổi. 

Khi đi ngủ, cho trẻ mặc quần áo dài tay nhưng phải được làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế hăm da. Đối với những trẻ mắc chứng đổ mồ hôi trộm thì bố mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra để lau khô, thay quần áo mới nhằm bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm lạnh. Nếu ngủ phòng có điều hòa thì nên để khoảng 25 đến 27oC, trước khi cho trẻ ra ngoài thì cần tắt máy lạnh ít nhất 30 phút để không bị sốc nhiệt. 

Ngoài ra, khi trẻ ngủ, bố mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra tã, tấm lót giường, nếu phát hiện ướt thì cần thay quần áo ngay. 

Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Việc ngủ đủ giấc giúp trẻ vui vẻ, hoạt bát, ít quấy khóc do mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ

Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn

Các loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa, từ đó giúp cơ thể hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Đó cũng là một trong những cách để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tốt nhất. 

Các loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn có thể kể đến như:

- Sữa chua.

- Nấm sữa Kefir (công thức sữa uống lên men kết hợp giữa hạt Kefir và sữa bò hoặc sữa dê).

- Dưa chua.

- Tempeh đậu nành.

- Natto (đậu nành lên men)

- Súp rong biển miso.

- Trà nấm thủy sâm (Kombucha - một loại trà xanh đã lên men).

- Sữa bơ.

- Phô mai.

Sữa chua là một trong những thực phẩm giàu lợi thuận nhất

Sữa chua là một trong những thực phẩm giàu lợi thuận nhất

>>> Tham khảo thêm: Ăn uống gì để tăng sức đề kháng?

Bổ sung vitamin để bảo vệ hệ hô hấp

Các loại vitamin như C, E, A cùng khoáng chất vi lượng như kẽm, magie có trong thịt bò, tôm, cua, gan, hoa quả có nhiều màu và ngũ cốc nguyên cám là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé. 

Vì vậy, bố mẹ đừng nên bỏ qua các loại thực phẩm này khi thiết kế thực đơn hàng ngày giúp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé nhé!

Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ

Việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo chương trình của Bộ Y tế chính là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp do virus, vi khuẩn tấn công. Bố mẹ cần hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành tiêm phòng để chắc chắn vacxin không gây ra tác dụng phụ. 

Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ

Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ

Móng tay cắt ngắn

Móng tay là vị trí tiếp xúc với nhiều vật liệu khác nhau, và chúng có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn và virus. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường có thói quen đưa tay lên miệng, cắn móng tay, hoặc mút ngón tay, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Cắt móng tay ngắn

Cắt móng tay của trẻ ngắn để giảm thiểu sự tích tụ vi khuẩn

Vì vậy, ngoài việc rửa tay bằng cồn, các bậc phụ huynh cũng nên nhắc nhở con cái thường xuyên cắt móng tay. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, họ cần được hỗ trợ và giúp đỡ từ phụ huynh để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp. Bằng cách giữ móng tay ngắn và sạch sẽ, chúng ta có thể giảm thiểu sự tích tụ vi khuẩn và virus trên móng tay, giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Vệ sinh răng miệng và họng

Chăm sóc vệ sinh răng miệng là một trong những phương pháp giúp tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp cho trẻ. Hệ hô hấp và họng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vi khuẩn sống trong răng và miệng có thể dễ dàng xâm nhập vào họng và gây ra viêm nhiễm.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và súc miệng bằng nước muối loãng trước và sau khi thức dậy.

Theo nhiều nghiên cứu, việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng mang lại hiệu quả lớn trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, đặc biệt là viêm họng do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Vệ sinh mũi và dạy trẻ che miệng khi hắt hơi

Để phòng và giảm triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp, việc vệ sinh mũi cho bé thường xuyên là rất quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sau mỗi lần tiếp xúc với khói bụi có thể giảm mức độ viêm nhiễm và sự lây lan của bệnh. Điều này đặc biệt hiệu quả và cần thiết đối với trẻ mắc chứng sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi hoặc sống trong môi trường có dịch bệnh gia tăng.

Hơn nữa, để tránh lây nhiễm cho người khác, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ che miệng và mặt khi ho, hắt hơi. Có thể sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy để che. Khi đang ở nơi đông người, trẻ nên đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với khói bụi và giọt bắn từ người xung quanh.

Vệ sinh đồ chơi và đồ dùng cá nhân sạch sẽ

Đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên để tránh lây nhiễm bệnh. Chuyên gia khuyến nghị rằng đồ chơi có thể mang và truyền tải vi khuẩn, virus. Ngoài ra, khi trẻ đang ở giai đoạn miễn dịch yếu, mẹ không nên cho bé sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai, khăn tay,...
Thực tế đã ghi nhận rằng trẻ thường có thói quen đưa đồ chơi lên miệng và mặt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus tấn công. Do đó, việc vệ sinh đồ chơi một cách sạch sẽ và thường xuyên là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Lưu ý mẹ cần nhớ trong quá trình tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

Trong việc tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch

- Dọn dẹp và lau chùi môi trường sống của bé

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang nếu cần

- Đảm bảo bé được tiêm đúng lịch trình các loại vaccine phòng ngừa

- Cung cấp chế độ ăn đa dạng và cân đối

- Đảm bảo bé có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi

- Tránh môi trường ô nhiễm và khói bụi

- Khuyến khích bé vận động và tham gia hoạt động thể chất

- Thường xuyên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe và tuân thủ lịch hẹn khám

PulmoAnti - Sự lựa chọn hoàn hảo giúp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

Bên cạnh các lưu ý trong cách chăm sóc trẻ nhằm tăng sức đề kháng đường hô hấp thì bổ sung thực phẩm chức năng PulmoAnti cũng là cách hữu hiệu mà nhiều bố mẹ áp dụng. Đây là sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc với dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại dựa trên nguồn nguyên liệu hoàn toàn đến từ thiên nhiên. 

PulmoAnti được chứng minh là có khả năng hỗ trợ điều trị các triệu chứng thông thường của các bệnh lý về đường hô hấp như ho, đau họng, sốt cao, giảm dịch nhầy, thông mũi, thông họng. Ngoài ra, PulmoAnti còn có khả năng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của Covid-19 và hậu Covid-19 hiệu quả. 

PulmoAnti - Sự lựa chọn hoàn hảo giúp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

PulmoAnti - Sự lựa chọn hoàn hảo giúp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé

Ngay cả khi đã khỏi bệnh, PulmoAnti có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé hiệu quả nhờ thành phần chứa các loại thảo dược vô cùng lành tính như kim ngân hoa, bạch biển đậu, cam thảo, sẵn dây, linh chi, mạch môn. Sản phẩm cũng phù hợp với trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Vì vậy, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho con sử dụng. 

Có thể thấy, việc tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé tại nhà là hoàn toàn không quá khó khăn. Chỉ cần bố mẹ tuân thủ các quy tắc và thường xuyên theo dõi bé, nhằm phát hiện kịp thời những bất thường. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn PulmoAnti làm người bạn đồng hành trong việc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con ngay hôm nay bố mẹ nhé!

>>> Tham khảo thêm nhiều sản phẩm khác tại Công ty CP Đông Nam Dược Vĩnh Phúc

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 0349550629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký