TIN VPO PHARCO

Cây cỏ mực - Thần dược hỗ trợ trị sốt xuất huyết

04.10.2022 - bởi VPOPHARCO
Cây cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, kim lăng thảo. Loại cỏ này mọc dại ở nhiều nơi, đặc biệt là nông thôn. Từ lâu, người ta đã biết đến loại cỏ này như một vị thuốc quý trong Đông y, đặc biệt phát huy tác dụng khi kết hợp với các loại thảo dược khác. Vậy, cây cỏ mực có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung của bài viết sau bạn nhé!

Cây cỏ mực là gì?

Cây cỏ mực có tên khoa học là Eclipta prostrata, thuộc họ Cúc. Từ lâu, người ta đã biết kết hợp cỏ mực với một số loại thảo dược khác để tạo thành những bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh như sốt xuất huyết, nóng trong người, đồng thời còn giúp bổ huyết, tăng cường sức đề kháng. Nhiều nơi còn sử dụng màu đen từ dịch chiết lá để làm thuốc nhuộm tóc. 

Đó cũng chính là lý do vì sao loại cỏ này có cái tên cỏ mực hay cỏ nhọ nồi dân dã, quen thuộc. Ngoài ra, loại cây này còn có những tên gọi khác trong Đông y như hạn liên thảo, kim lăng thảo. 

Cây cỏ mực có tên khoa học là Eclipta prostrata, thuộc họ Cúc

Cây cỏ mực có tên khoa học là Eclipta prostrata, thuộc họ Cúc

Đặc điểm cây cỏ mực

Cây cỏ mực mặc dù mọc dại nhưng không hề lẫn vào với các loại cỏ khác nhờ đặc điểm thân cây có màu lục nhạt hoặc nâu, hơi đỏ tía và có lông thưa. Lá màu xanh, mọc đối, không có cuống, hai mặt có lông, phiến lá hẹp, dài khoảng 2,5 x 1,2 cm.

Hoa của cây nhọ nồi lưỡng tính với hoa cái nằm ở bên ngoài, màu trắng, hình đầu, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ hở lá.

Quả nhọ nồi có hình dẹt hoặc cụt đầu, 3 cạnh màu đen dài khoảng 3mm - 15mm.

Toàn thân của cây hạn liên thảo mọc thẳng đứng hoặc mọc bò với chiều cao trung bình từ 0,2 đến 0,4m, một số cây có thể phát triển lên đến 0,8m. Loài cây này sống lâu năm hoặc một năm, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mức độ khai thác của con người. 

Toàn thân của cây hạn liên thảo mọc thẳng đứng hoặc mọc bò

Toàn thân của cây hạn liên thảo mọc thẳng đứng hoặc mọc bò

Nơi phân bố cây cỏ mực chủ yếu

Cây cỏ mực rất dễ sống, thường mọc dại ở nhiều nơi và phân bố chủ yếu ở nông thôn - nơi có mật độ xây dựng thấp. 

Cây cỏ mực được xem là vị thuốc quý của người châu Á bởi người ta phát hiện ra loại cây này chỉ phân bố chủ yếu tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Pakistan và một số nước Nam Á. 

- Tại Ấn Độ, tác dụng của cây cỏ mực là chữa gan, vàng da, chảy máu miệng, ăn khó tiêu, trị nấm lác đồng tiền, bọ cạp cắn và bồi bổ sức khỏe. 

- Tại Trung Quốc, hạn liên thảo được dùng để làm thuốc kích mọc tóc, hỗ trợ điều trị chứng tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da, phòng chống nhiễm độc,... 

- Tại Pakistan, cây cỏ mực cũng được dùng để làm thuốc bổ, cải thiện tình trạng đau đầu, kiểm soát các bệnh về da, hen suyễn.

- Tại Việt Nam, người ta sử dụng cây cỏ mực để cầm máu, hỗ trợ điều trị chứng xuất huyết ruột, chảy máu chân răng, chảy máu cam, sưng bàng quan, mụn nhọt,... 

người ta sử dụng cây cỏ mực để cầm máu, hỗ trợ điều trị chứng xuất huyết ruột

Tại Việt Nam, người ta sử dụng cây cỏ mực để cầm máu, hỗ trợ điều trị chứng xuất huyết ruột

Có thể thấy, tại mỗi quốc gia, cây cỏ mực đều có những công dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe, điều này cũng giúp bạn dễ dàng trả lời cho câu hỏi cây cỏ mực có tác dụng gì. 

Ngoài ra, một công dụng tuyệt vời khác của cây cỏ mực mà Đông y vô cùng đánh giá cao đó chính là hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết. Vậy, lá cỏ mực trị sốt xuất huyết theo “nguyên lý” nào, cùng tìm hiểu nhé!

12 Tác dụng của cây nhọ nồi

Theo Đông y, cây cỏ mực có tính mát, vị chua pha một chút ngọt, vào 2 kinh can thận, thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng, giảm sưng tấy, mẩn ngứa. 

Không chỉ trong Đông y, y học hiện đại cũng đánh giá rất cao công dụng của cây cỏ mực trong việc chữa bệnh, tăng cường sức đề kháng của cây cỏ nhọ nồi nhờ thành phần chứa nhiều tinh dầu, carotene, alcaloid. Đây đều là những tinh chất có khả năng kiểm soát độ đông đặc máu, giúp cầm máu và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. 

Tác dụng “diệu kỳ” của cây cỏ mực người bị sốt xuất huyết

Tác dụng “diệu kỳ” của cây cỏ mực người bị sốt xuất huyết

Đó cũng chính là lý do vì sao cây cỏ mực thường xuyên có mặt trong các bài thuốc cầm máu, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, dưỡng da, dưỡng tóc, ngăn chặn tình trạng xuất huyết nội tạng/ngoài da. Bên cạnh đó còn được dùng để chữa rong kinh, tưa lưỡi, soi thận, ngứa âm đạo và đặc biệt là hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết

Cỏ nhọ nồi chữa sốt xuất huyết

- Dùng lá nhọ nồi tươi: Khi bị sốt xuất huyết hay sốt cao không rõ nguyên nhân thì có thể sử dụng lá nhọ nồi tươi giã nát, vắt lấy nước rồi uống trong ngày.

- Kết hợp với các loại thảo dược khác: 

- Hỗ trợ hạ sốt: 20g cỏ nhọ nồi, 20g củ sắn dây, 20g sài đất, 12g ké đầu ngựa, 16g cây cối xay, 16g cam thảo đất.

- Hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết nhẹ: 20g cỏ nhọ nồi, 12g trắc bá diệp sao đen, 12g hoa hòe sao đen, 20g củ hoặc lá sắn dây, 16g cam thảo đất.

- Lương huyết, cầm máu: 12g cỏ nhọ nồi, 9g đan bì, 12g sinh địa, 12g trắc bách diệp, 9g tri mẫu, 12g tiên hạc thảo, 12g hỏa ma nhân, 15g rễ cỏ tranh, 9g hoàng cầm 

Chữa sốt xuất huyết với Thanh phục huyết HemoShield có thành phần cỏ nhọ nồi

Nếu việc tìm kiếm cỏ nhọ nồi hay chuẩn bị một chén nước thuốc khiến bạn phải mất nhiều thời gian, công sức thì việc lựa chọn thực phẩm chức năng đem lại công dụng tương tự là lựa chọn tối ưu nhất. 

Chữa sốt xuất huyết với Thanh phục huyết HemoShield có thành phần cỏ nhọ nồi

Chữa sốt xuất huyết với Thanh phục huyết HemoShield có thành phần cỏ nhọ nồi

Vì vậy mà Thanh phục huyết HemoShield ra đời, đây là giải pháp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của sốt xuất huyết như hạ sốt, giảm đau nhức, ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết nội tạng, phát ban, chảy máu dưới da,... Đồng thời còn giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian hồi phục. 

Thành phần của Thanh phục huyết HemoShield gồm cỏ nhọ nồi, cỏ chỉ thiên, trắc bách diệp, đại thanh diệp, kinh giới. Các thành phần này đều là những vị thuốc quý, được tuyển chọn kỹ càng và sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại, giúp chiết tách, sấy khô tinh chất nhưng vẫn giữ nguyên thành phần dưỡng chất. 

Sản phẩm được đóng gói dưới dạng viên nang mềm, rất dễ uống và cũng không làm bạn phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị.

Thanh phục huyết HemoShield là dòng thực phẩm chức năng được phân phối độc quyền của Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc đã thông qua sự kiểm duyệt và cấp phép của Bộ Y tế. 

Sản phẩm có thể được dùng cho cả người lớn và trẻ em, vì vậy mà bạn có thể lựa chọn Thanh phục huyết HemoShield để sử dụng hàng ngày như một giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Thanh phục huyết HemoShield

Bạn có thể lựa chọn Thanh phục huyết HemoShield để sử dụng hàng ngày như một giải pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình

Điều trị các bệnh về gan

Cây cỏ nhọ nồi có tác dụng đặc biệt đối với gan nhờ vào hàm lượng Flavonoid cao và một số hoạt chất sinh học như Wedelolactone. Đây là lý do tại sao từ lâu, các bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ đã sử dụng cây nhọ nồi để cải thiện chức năng gan và điều trị các bệnh liên quan như viêm gan vàng da.
Vào năm 2015, một nghiên cứu được công bố trong thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã tìm hiểu về tác dụng của dịch chiết Ethanol từ cây nhọ nồi. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng dịch chiết này có khả năng tăng cường hoạt động của các enzyme chống oxy hóa trong gan và làm tăng trọng lượng gan. Ngoài ra, cây cỏ nhọ nồi còn có khả năng tái tạo tế bào gan và bảo vệ gan khỏi tác động của rượu bia và chất độc trong thực phẩm.

Tác dụng của cỏ mực trong việc kháng khuẩn

Y học cổ truyền từ lâu đã sử dụng cây nhọ nồi như một phương pháp chống nhiễm trùng ở nhiều nước châu Á, bao gồm trị nhiễm trùng đường tiết niệu, mụn nhọt đầu đinh và chứng tưa lưỡi (nấm lưỡi) ở trẻ.

Công dụng này đã được khoa học chứng minh. Một nghiên cứu quy mô lớn năm 2011 đã thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của nhiều nguyên liệu y học, trong đó bao gồm cây nhọ nồi. Kết quả cho thấy nó có hiệu quả chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau. Đáng chú ý nhất là khả năng chống lại tụ cầu khuẩn vàng và khuẩn E.coli, hai tác nhân thường gây viêm tiết niệu và mụn nhọt trên da.

Cỏ mực giảm đau

Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, cỏ nhọ nồi tươi thường được sử dụng để điều trị đau răng, viêm nha chu, đau lưng và giúp lành vết thương trong các bài thuốc truyền thống. Ngoài ra, hàng loạt thí nghiệm giảm đau trên chuột đã chỉ ra rằng cỏ nhọ nồi có tác dụng giảm đau tương đương với codein và aspirin, hai loại thuốc giảm đau phổ biến.

Cỏ mực có tác dụng giảm đau

Trong cỏ mực có chất giúp làm giảm sưng đau
 

Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng dịch chiết ethanol và các hợp chất alkaloid của cỏ nhọ nồi có tác dụng giảm đau. Những kết quả này gợi ý rằng cỏ nhọ nồi có thể được sử dụng như một phương pháp thay thế cho các loại thuốc giảm đau thông thường, đặc biệt là phù hợp cho những người không thể sử dụng thuốc giảm đau do bị chống chỉ định, ví dụ như người mắc bệnh dạ dày - tá tràng, suy gan hoặc suy thận. 

Điều trị rối loạn tiêu hóa

Cỏ mực được sử dụng trong Y học để điều trị các rối loạn tiêu hóa. Nó có tác dụng làm dịu và cải thiện các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, bao gồm đau bụng, khó tiêu, chướng bụng, và buồn nôn.

Cỏ mực điều trị rối loạn tiêu hóa

Cỏ mực có tác dụng chống vi khuẩn và kháng viêm, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, các tổn thương trong hệ tiêu hóa


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cỏ mực chứa các hoạt chất có khả năng làm giảm sự co bóp cơ trơn và ức chế sự cung cấp chất dẫn truyền thần kinh trong tiêu hóa. Điều này có thể giúp giảm đau và các vấn đề khác liên quan đến rối loạn tiêu hóa.

Chữa các bệnh viêm đường hô hấp

Cây cỏ mực đã được sử dụng trong Y học truyền thống để chữa trị một số bệnh viêm đường hô hấp. Nó có tác dụng làm dịu các triệu chứng và giúp giảm viêm trong các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.

Cây nhọ nồi chứa thành phần như flavonoid và wedelolactone có khả năng kháng vi khuẩn, kháng viêm, làm tan đờm, do đó có khả năng trị các cơn ho khan, ho có đờm do cảm lạnh, bệnh cúm và nhiễm trùng đường hô hấp.

Bài thuốc giúp trị viêm họng như 20 gam cỏ nhọ nồi, 12 gam củ rẻ quạt, 20 gam bồ công anh, 16 gam kim ngân hoa, 16 gam cam thảo đất. Sắc lấy nước và uống một thang mỗi ngày. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.

Ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang

Cây cỏ mực có tác dụng chống nhiễm trùng bàng quang nhờ vào khả năng kháng vi khuẩn và kháng viêm của nó. Các hoạt chất có trong cỏ mực giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và giảm viêm nhiễm trong bàng quang. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu như tiểu đau, tiểu rắt, tiểu nhiều và tiểu không đủ.

Bài thuốc chữa gồm: Cỏ nhọ nồi 30g, xuyên khung 10g, tiểu kế 30g, thục địa 10g, đương quy 10g, bạch thược 15g, xích thược 15g, bồ hoàng 15g. Sắc và uống mỗi ngày một thang thuốc.

Thúc đẩy tóc mọc và giữ tóc chắc khỏe

Cỏ mực thúc đẩy tóc mọc và giữ tóc khỏe nhờ chứa các dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nó cung cấp dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình mọc tóc. Cỏ mực cũng làm dịu da đầu, giảm viêm nhiễm và vi khuẩn, cải thiện môi trường da đầu cho tóc khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng bảo vệ tóc khỏi tác động môi trường và tổn thương từ gốc tự do. Kết hợp việc sử dụng cỏ mực với chăm sóc tóc đầy đủ và bảo vệ tóc khỏi tác động xấu sẽ hiệu quả hơn.

Cỏ mực giúp tóc mọc chắc khỏe

Cỏ mực chứa nhiều vitamin giúp nuôi dưỡng tóc bóng mượt

Duy trì đôi mắt khỏe mạnh

Cỏ mực là một loại cây giàu carotene, chất chống oxy hóa quan trọng để duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Nhiều quan điểm cho rằng cỏ mực có khả năng ngăn ngừa bệnh thoái hóa mắt và đục thủy tinh thể bằng cách vô hiệu hóa gốc tự do.
Tuy nhiên, hiện chỉ có ít nghiên cứu về tác dụng của cỏ mực trong việc cải thiện thị lực, do đó, không nên sử dụng cỏ mực để tự chữa trị các bệnh mắt mà chưa được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Cây cỏ mực có thể giúp ổn định huyết áp và giảm cholesterol xấu trong cơ thể, điều này là quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch. Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng giảm huyết áp của cây cỏ mực liên quan đến tính chất lợi tiểu của nó. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng dịch chiết ethanol từ cây cỏ mực giúp giảm cân, tăng trọng lượng gan và giảm mỡ máu ở chuột bị tăng mỡ máu.

Cỏ mực chống ung thư

Nghiên cứu năm 2011 tại Ấn Độ đã phát hiện rằng cây cỏ mực có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự sinh sản của tế bào ung thư, đặc biệt trong điều trị ung thư gan. Các hoạt chất có trong cây cỏ mực được cho là làm mất kết nối các phân đoạn DNA, góp phần loại bỏ tế bào ung thư và giảm thiểu tác động tiêu cực lên các tế bào lành tính khác.

Hỗ trợ điều trị sốt

Theo y học cổ truyền, cỏ mực được coi là một loại thuốc có tính hàn, có khả năng giảm sốt nhanh chóng. Cây này dễ tìm thấy và an toàn, nên được sử dụng phổ biến trong trường hợp trẻ em bị sốt cao. Ngoài ra, cây cỏ mực cũng được sử dụng để chữa sốt xuất huyết, sốt phát ban và trúng thử.

Bài thuốc với cây cỏ mực giúp hạ sốt: 20 gam cỏ nhọ nồi, 20 gam củ sắn dây, 20 gam sài đất, 12 gam ké đầu ngựa, 16 gam cây cối xay, 16 gam cam thảo đất. Sắc lấy nước và uống mỗi ngày một thang.

Cây cỏ mực có tác dụng cầm máu

Cỏ mực được sử dụng trong các bài thuốc dân gian của Việt Nam và Trung Quốc để điều trị nhiều bệnh do xuất huyết, bao gồm chảy máu cam, tiểu tiện có máu, rong kinh, rong huyết, ho ra máu và băng huyết sau sinh. Cỏ mực có tác dụng cầm máu, giúp kiểm soát các triệu chứng này. 
Bài thuốc thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, trị chảy máu cam, táo bón, viêm mũi dị ứng: 12 gam cỏ nhọ nồi, 9 gam đan bì, 12 gam sinh địa, 12 gam trắc bách diệp, 9 gam tri mẫu, 12 gam tiên hạc thảo, 12 gam hỏa ma nhân, 15 gam rễ cỏ tranh và 9 gam hoàng cầm. Sắc và uống ngày một thang thuốc.

Những lưu ý khi dùng và tác dụng phụ

Tuy được coi là một loại thảo dược tự nhiên và an toàn trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này vẫn cần thận trọng và tuân thủ các hướng dẫn sau:

- Cỏ nhọ nồi có thể gây ngứa và khô da khu vực sinh dục. Do đó, cần theo dõi và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.
Tránh sử dụng quá liều, vì điều này có thể gây kích ứng dạ dày, nôn mửa và buồn nôn. Luôn tuân thủ liều lượng được đề ra và hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu cần thiết.

- Không sử dụng cỏ nhọ nồi cho phụ nữ mang thai, vì có nguy cơ gây sảy thai. Nếu đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

- Cỏ nhọ nồi không được khuyến nghị cho những người có vấn đề về tỳ vị như hạn chế chức năng, tràn đầy, tiêu chảy, viêm ruột kẽ mãn tính. Trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp.

- Đối với trẻ nhỏ, cần thận trọng khi sử dụng cỏ nhọ nồi và tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng. Luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để có thông tin chi tiết về cách sử dụng cho trẻ nhỏ.

- Chỉ nên sử dụng cỏ nhọ nồi trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới mắc. Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.

- Khi kết hợp nhiều loại dược liệu, cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tương tác không mong muốn, dị ứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.

Vậy, với những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi cây cỏ mực có tác dụng gì rồi đúng không. Cây cỏ mực đem lại nhiều công dụng chữa bệnh như hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết, bổ máu, tăng cường sức đề kháng và đặc biệt phát huy tác dụng tốt nhất khi kết hợp với nhiều loại thảo dược khác. Ngoài ra, hãy lựa chọn Thanh phục huyết HemoShield để có được “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và mọi thành viên trong gia đình. 

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký