TIN VPO PHARCO

Cần cảnh giác trước những biến chứng tay chân miệng cực kì nguy hiểm

17.10.2022 - bởi VPOPHARCO
Biến chứng tay chân miệng ở trẻ em là một vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi có con nhỏ. Để giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về biến chứng bệnh tay chân miệng, dưới đây VPO PHARCO cung cấp kiến thức về tình trạng này.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng là xuất hiện sốt kèm theo các triệu chứng khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phát triển các biến chứng như viêm màng não, phù phổi và nguy cơ tử vong.

Bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng đột biến vào những tháng cuối năm 

Vi-rút Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất hiện tại nhiều nơi

>>> Tham khảo thêm: Bệnh chân tay miệng ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Thời gian xuất hiện của các biến chứng tay chân miệng là bao lâu?

Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể xuất hiện quanh năm. Trong đó, thời điểm mà bệnh bùng phát mạnh nhất là khoảng thời gian giao mùa, nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Nếu trẻ bị nhiễm tay chân miệng mà có biểu hiện sốt cao và nôn mửa thì nguy cơ gặp các biến chứng thần kinh, hô hấp, tim mạch,... là rất cao. Các biến chứng này thường xuất hiện khá sớm, biểu hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh (từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5).

Các biến chứng tay chân miệng thường xuất hiện vào giai đoạn toàn phát bệnh

Các biến chứng tay chân miệng thường xuất hiện vào giai đoạn toàn phát bệnh

Trong một số trường hợp, biến chứng của bệnh có thể tiến triển phức tạp và gây nguy hiểm cho sức khỏe như viêm màng não, viêm não, suy tuần hoàn, liệt dây thần kinh, viêm cơ tim, phù phổi cấp,... Nếu bố mẹ không phát hiện sớm những triệu chứng này để có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Còn trong trường hợp trẻ chỉ bị bệnh nhẹ, không có biến chứng thì thời gian phục hồi hoàn toàn thường chỉ mất khoảng 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát của bệnh.

Triệu chứng khi bị tay chân miệng là gì?

Người mắc bệnh tay chân miệng sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:

- Sốt.

- Đau họng và mệt mỏi.

- Thiếu cảm giác vị giác và chán ăn.

- Xuất hiện nhiều đốm đỏ trong miệng gây viêm loét.

- Hình thành các ban dạng phỏng nước.

- Có các vết bỏng nước hình bầu dục từ 2 đến 10mm, xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mông,...

Nguyên nhân dẫn đến các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Có thể thấy rằng, các ca nhiễm tay chân miệng thường lành tính và không dễ xuất hiện biện chứng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bệnh chuyển nặng và trở nên nguy hiểm. Vậy, điều gì khiến cho bệnh tay chân miệng xuất hiện các biến chứng?

- Sự chủ quan, lơ là hoặc thiếu kinh nghiệm, kiến thức của bố mẹ trong việc chăm sóc, kiểm soát và điều trị bệnh cho trẻ.

- Bị nhầm lẫn với các bệnh khác có triệu chứng tương tự như thủy đậu và cảm cúm,... khiến bệnh không được phát hiện kịp thời và gây ra biến chứng. Chưa kể, việc chẩn đoán sai bệnh còn dẫn đến điều trị sai cách, khiến bệnh bị bội nhiễm.

- Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn non yếu, không đủ sức để chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng chưa biết được cách tự bảo vệ mình.

Sự chủ quan, lơ là của bố mẹ sẽ khiến bệnh tình của bé ngày càng nghiêm trọng

Sự chủ quan, lơ là của bố mẹ sẽ khiến bệnh tình của bé ngày càng nghiêm trọng

Những biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng bao gồm:

Biến chứng thần kinh

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng thần kinh nghiêm trọng như viêm não, viêm màng não, viêm não tủy và viêm thân não. Các biểu hiện của bệnh mà bố mẹ có thể nhận biết bao gồm:

- Trẻ bị co giật từng cơn ngắn (khoảng 1 - 2 giây), rung giật cơ, chủ yếu là ở tay và chân. Biểu hiện này thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu chìm vào giấc ngủ hoặc khi nằm ngửa.

- Trẻ ngủ gà, run tay chân, bước đi không vững, mắt nhìn ngược, nhãn cầu của trẻ bị rung giật.

- Cơ thể của trẻ có quá nhiều trương lực cơ, cơ bị co cứng, khó cử động.

- Các chi bị yếu hoặc liệt mềm.

- Liệt dây thần kinh sọ não.

- Biểu hiện nặng là trẻ bị hôn mê kèm theo chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Trẻ có thể gặp biến chứng thần kinh khi bị tay chân miệng

Trẻ có thể gặp biến chứng thần kinh khi bị tay chân miệng

Biến chứng tim mạch, hô hấp

Một số trẻ gặp các biến chứng tay chân miệng liên quan đến đường hô hấp, hệ tim mạch như suy tim, viêm cơ tim, phù phổi cấp, trụy mạch, tăng huyết áp,... Bố mẹ có thể nhận biết các biến chứng nguy hiểm này thông qua những biểu hiện gồm:

- Mạch đập nhanh, trên 150 lần/phút, mao mạch được làm đầy chậm (thời gian làm đầy hơn 2 giây).

- Có các biểu hiện rối loạn vận mạch, nổi các vân màu tím trên da, đổ nhiều mồ hôi, chân tay lạnh ngắt,...

- Huyết áp tăng cao ở giai đoạn đầu của bệnh, chỉ số huyết áp tâm thu của trẻ dưới 1 tuổi từ 110mmHg trở lên, đối với trẻ 1 - 2 tuổi là từ 115mmHg trở lên và với trẻ trên 2 tuổi là từ 120 mmHg trở lên. 

- Biến chứng tay chân miệng ở giai đoạn sau, bố mẹ không thể đo được mạch hay huyết áp của trẻ.

- Trẻ bị khó thở, thở nông, khò khè, hơi thở rít và không đều.

- Những dấu hiệu khi trẻ bị phù phổi cấp gồm trẻ bị sủi bọt hồng, da dẻ tím tái, nội khí quản có bọt hồng hay máu lẫn vào.

Biến chứng đối với thai kỳ

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bà bầu bị tay chân miệng trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ bị sảy là rất cao. Mặc dù số lượng ca nhiễm là cực kỳ ít, tuy nhiên vẫn phải phòng ngừa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và con.

Mẹ bầu có thể bị sảy thai nếu bị tay chân miệng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu có thể bị sảy thai nếu bị tay chân miệng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nhận biết biến chứng tay chân miệng để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện

Các biểu hiện biến chứng của bệnh chân tay miệng ở mỗi trẻ là khác nhau, mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Do đó, bố mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ thật kỹ càng, kịp thời phát hiện các biến chứng để có biện pháp điều trị kịp thời.

Nhận biết các biến chứng của bệnh để xử lý kịp thời là điều vô cùng cần thiết

Nhận biết các biến chứng của bệnh để xử lý kịp thời là điều vô cùng cần thiết

Trẻ đang bị biến chứng tay chân miệng

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết rằng trẻ bị tay chân miệng đã chuyển sang các biến chứng, nên bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

- Sốt cao hơn 2 ngày, sốt trên 39oC, khó hạ sốt.

- Trẻ bị giật mình, nhất là khi bắt đầu vào giấc ngủ.

- Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, ngủ li bì.

- Tay chân bị run rẩy, bị yếu, không thể đi đứng vững vàng.

Trẻ đã bị biến chứng nặng

Các biến chứng cho thấy bệnh tay chân miệng của trẻ đã tiến triển nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng, bố mẹ phải đưa trẻ nhập viện ngay lập tức:

- Trẻ bị mệt mỏi, khó thở.

- Khóc khan.

- Da nổi bông, nổi vân tím, tay chân bị lạnh.

- Huyết áp tăng cao, mạch đập nhanh hơn bình thường.

Nếu phát hiện bệnh có dấu hiệu chuyển nặng thì cần cho trẻ nhập viện ngay

Nếu phát hiện bệnh có dấu hiệu chuyển nặng thì cần cho trẻ nhập viện ngay

Trẻ bị tay chân miệng phải làm sao?

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thuốc đặc trị và phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Các biện pháp chăm sóc, điều trị chủ yếu chỉ là loại bỏ các triệu chứng. Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng cũng có thể tái nhiễm nhiều lần vì không có miễn dịch vĩnh viễn.

Chính vì vậy, bố mẹ cần theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ở trẻ để có biện pháp chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ kịp thời. Nếu phát hiện trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ cần cho bé nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với những trẻ đang khỏe mạnh để tránh làm lây lan virus. 

Bố mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác bệnh. Sau khi đã chắc chắn rằng trẻ bị tay chân miệng và không có biến chứng nguy hiểm thì bố mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Thông thường, trẻ sẽ mất khoảng 7 - 10 ngày để phục hồi.

Có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu không có biến chứng bệnh tay chân miệng nguy hiểm

Có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu không có biến chứng bệnh tay chân miệng nguy hiểm

Một số cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà mà bố mẹ có thể áp dụng để trẻ nhanh khỏi bệnh:

- Hạ sốt cho trẻ bằng khăn ấm, có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC.

- Nếu trẻ bị loét ở miệng, gây đau thì có thể dùng xịt gây tê để giảm đau.

- Vệ sinh sạch sẽ những vùng bị tổn thương của trẻ bằng dung dịch vệ sinh phù hợp với làn da của bé.

- Nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho bé. Cho bé ăn những thức ăn được nấu mềm, nhuyễn, để nguội để bé dễ nuốt, giảm bớt cơn đau do vết loét trong miệng.

- Tránh cho bé ăn những đồ ăn có vị cay, mặn hoặc quá chua, tránh để thìa chạm vào vết loét trong miệng của bé khi ăn.

- Sử dụng Thanh phục huyết HemoShield của Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Vĩnh Phúc để hỗ trợ điều trị các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ, đảm bảo an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao.

Thanh phục huyết HemoShield mang lại hiệu quả điều trị tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, lành tính

Thanh phục huyết HemoShield mang lại hiệu quả điều trị tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, lành tính

Những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Một số bố mẹ vì không có kinh nghiệm, kiến thức trong việc chăm sóc và điều trị biến chứng tay chân miệng ở trẻ mà đã mắc phải sai lầm, khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn có nguy cơ tiến triển nặng. 

- Sử dụng thuốc xanh để bôi lên các nốt phỏng nước khi trẻ bị tay chân miệng làm che đi hình dạng của chúng, khiến cho việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ gặp nhiều khó khăn.

- Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh mà không hay biết rằng việc dùng kháng sinh là hoàn toàn vô nghĩa, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe nếu làm dụng thuốc và gây ra tình trạng kháng thuốc.

- Sử dụng vitamin mà không theo chỉ định của bác sĩ là điều không cần thiết.

- Kiêng tắm cho trẻ khi bị tay chân miệng, khiến trẻ bị ngứa ngáy, thường xuyên gãi lên người làm vỡ các nốt phỏng, gây nhiễm trùng. Thay vì đó, bố mẹ hãy cho con tắm nước ấm trong phòng kín gió để vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tốt cho bệnh tình của bé.

Cần chăm sóc trẻ đúng cách để tránh chân tay miệng biến chứng, trẻ nhanh hồi phục sức khỏe

Cần chăm sóc trẻ đúng cách để tránh chân tay miệng biến chứng, trẻ nhanh hồi phục sức khỏe

Trên đây là toàn bộ những thông tin về biến chứng tay chân miệng mà VPO PHARCO muốn chia sẻ với bố mẹ. Những nội dung này mang tính tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa. Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời khi phát hiện chân tay miệng biến chứng. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với VPO PHARCO nhé!

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký