TIN VPO PHARCO
Cảnh giác 8+ Biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm thường gặp
Biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết là bệnh lý cấp tính có diễn biến khó lường nên việc kiểm soát biến chứng của bệnh rất khó khăn. Hiện nay, y tế thế giới vẫn chưa nghiên cứu ra thuốc đặc trị hay vaccin phòng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết nên việc phòng ngừa là rất quan trọng.
Biến chứng sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm cho người bệnh
Các biến chứng sốt xuất huyết thường gặp
Hạ tiểu cầu và cô đặc máu là những biến chứng của sốt xuất huyết có thẻ dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Hạ tiểu cầu
Hạ tiểu cầu (giảm tiểu cầu) là thuật ngũ y khoa dùng để chỉ số lượng tiểu cầu dưới mức cho phép. Biến chứng này thường khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, li bì. Do đó, bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết thường chủ quan khiến tình hình trở nặng, dẫn đến xuất huyết ồ ạt.
Cô đặc máu
Biến chứng sốt xuất huyết này thường kéo dài khoảng 24 - 48 giờ. Cô đặc máu có liên quan đến những triệu chứng như: mệt mỏi, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn,... Máu bị cô đặc gây cản trở sự lưu thông của oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào khắp cơ thể. Biến chứng này thường không có dấu hiệu rõ ràng nên người bệnh rất khó nhận biết.
Di chứng sốt xuất huyết này gây cản trở đến hoạt động bơm máu của hệ thống tuần hoàn
Các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue
Ngoài các biến chứng thường gặp, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau đây.
Sốc mất máu
Bệnh nhân sốt xuất huyết gặp tình trạng tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu nên khi bị triệu chứng sốc mất máu sẽ đẩy máu ra bên ngoài. Chảy máu cam, chân răng và chảy máu không ngừng qua vết thương hở là những biểu hiện thường thấy của triệu chứng này, Nếu người bệnh mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến cơ thể bị kiệt quệ, sốt cao kéo dài, vã mồ hôi và nôn mửa.
Tràn dịch màng phổi
Thời gian đầu khởi phát bệnh sốt xuất huyết, những triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy, nôn,... gây mất nước cho cơ thể nên cần truyền dịch và tránh biến chứng cô đặc máu. Tuy nhiên, nếu cơ thể có biểu hiện tăng tính thấm thành mạch và thoát dịch ra ngoài thì phải chuyển sang truyền dung dịch cao phân tử để kéo dịch trở lại lòng mạch. Đồng thời, cho người bệnh sử dụng thuốc hỗ trợ lợi tiểu để giúp thải dịch ra bên ngoài cơ thể.
Nếu vẫn tiếp tục truyền dịch ở giai đoạn này, thay vì tăng cường thải dịch ra khỏi cơ thể thì người bệnh có nguy cơ bị biến chứng sốt xuất huyết là tràn dịch đa màng (phổi, bụng, tim) và phù phổi cấp. Triệu chứng này đặc biệt nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh.
Tràn dịch màng phổi là biến chứng nguy hiểm do cơ thể không thể thải độc kịp
Suy tim, suy thận
Nếu bệnh nhân bị xuất huyết liên tục trong cơ thể sẽ làm rối loạn hệ thống tuần hoàn và gây suy tim. Lúc này, tim không đủ sức bơm máu, khiến các dịch huyết tương xuất hiện liên tục, hiện tượng này được gọi là tràn dịch màng tim. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tuần hoàn và là nguyên nhân chính gây xuất huyết cơ tim.
Bên cạnh đó, thận cũng phải làm việc hết công sức để để đào thải huyết tương qua hệ thống bài tiết (nước tiểu). Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận cấp.
Xuất huyết não
Biến chứng này dễ dẫn đến tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị kịp. Xuất huyết não xảy ra trong giai đoạn xuất huyết nặng, kèm theo giảm tiểu cầu.
Biến chứng về mắt
Có 2 loại biến chứng sốt xuất huyết về mắt như sau:
- Xuất huyết võng mạc: Hiểu đơn giản là các mạch máu trong võng mạc bị tổn thương, dẫn đến máu thấm lên lớp mỏng trước võng mạc. Biến chứng này gây nên các vùng không nhìn thấy tạm thời và hạn chế thị lực của người bệnh.
- Xuất huyết trong dịch kính: Đây là một chất lỏng trong suốt có trong nhãn cầu, giúp chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh. Nếu mạch máu trong mắt bị vỡ do sốt xuất huyết và tràn vào buồng dịch kính có thể khiến người bệnh bị mù hẳn.
Xuất huyết dịch kính là một biến chứng nguy hiểm về mắt, có thể khiến người bệnh bị mù vĩnh viễn
Để phân biệt được 2 loại biến chứng này, bác sĩ điều trị sẽ cần đến máy soi đáy mắt. Trong việc điều trị sốt xuất huyết, người bệnh cũng cần phối hợp với khoa mắt để chữa xuất huyết trong mắt, bảo vệ thị lực.
Hôn mê
Đây là dạng biến chứng sốt xuất huyết nặng và nguy hiểm. Khi bị chảy máu trong cơ thể, dịch huyết tương có thể bị ứ đọng tại màng não, dẫn đến phù não và các hội chứng thần kinh. Do đó, người bệnh sẽ rơi vào hôn mê sâu.
Sinh non, sẩy thai xảy ra ở phụ nữ mang thai
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có nguy cơ cao bị sẩy thai, thai chết lưu và sinh non. Những ảnh hưởng xấu đối với mẹ bầu như sau:
- Dễ bị xuất huyết nhưng khó cầm máu.
- Tiền sản giật.
- Chức năng gan, thận bị tổn thương do virus Dengue.
- Khi chuyển dạ có thể bị chảy máu kéo dài.
- Nếu tình trạng mất máu nhiều, có thể dẫn đến bụng to, cổ trướng.
Sốt xuất huyết ở mẹ bầu có thể dẫn đến sảy thai
Ngoài ra, xuất huyết cũng khiến cơ thể thai phụ bị kiệt quệ, không còn đủ sức khỏe, cũng như dinh dưỡng nuôi bào thai. Đối với phụ nữ mang thai, ưu tiên hàng đầu khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết là đến cơ sở y tế chất lượng đề được thăm khám, nhận phác đồ điều trị an toàn cho cả mẹ và bé.
Tụt huyết áp và đau đầu
Biến chứng sốt xuất huyết này thường xảy ra ở thể nặng, người bệnh gặp khó khăn trong việc đứng và đi lại lại. Huyết áp thấp cũng khiến người bệnh bị nhức đầu nghiêm trọng và kéo dài. Từ biến chứng này, nguy cơ cao dẫn đến xuất huyết não, thậm chí là tử vong.
Làm gì để hạn chế biến chứng sốt xuất huyết?
- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ mắc sốt xuất huyết thì việc đầu tiên cần làm là không được tắm rửa mà đến cơ sở y tế uy tín ngay để có phương án điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng. >>> Tham khảo thêm: Sốt xuất huyết có tắm được không
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, cũng như biểu hiện xuất huyết của người bệnh.
- Tái khám theo hẹn của bác sĩ thực hiện điều trị để theo dõi tình hình phát triển của bệnh.
- Nếu bệnh nhân bị mất nước cấp, cần tiến hành xét nghiệm Hematocrit để có căn cứ chỉ định truyền dịch.
Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết
Vào ngày thứ 3 của bệnh sốt xuất huyết, các dấu hiệu nguy hiểm thường xuất hiện để cảnh báo trước cho người bệnh. Nếu bệnh nhân nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây thì cần nhập viện để được điều trị kịp thời.
- Cơ thể vật vã, lừ đừ, li bì.
- Nhiệt độ ngoài da lạnh thiếu hơi ấm.
- Xuất hiện biểu hiện vã mồ hôi, tím tái.
- Đau bụng vùng hạ sườn phải (đặc biệt vị trí gan) hoặc vùng thượng vị.
- Người bệnh thường xuyên nôn.
Nôn với tần suất cao có thể là dấu hiệu báo trước một biến chứng nguy hiểm
- Xuất huyết niêm mạc, biểu hiện như: chảy máu cam, nôn ra máu, rong kinh (ở nữ giới),...
- Tiểu ít hoặc lần tiểu tiện bị giảm.
- Bệnh nhân có bệnh nền như: suy gan, tăng huyết áp, đái tháo đường,... Ngoài ra, phụ nữ mang thai và trẻ em cũng cần theo dõi thường xuyên.
- Xét nghiệm máu cho kết quả Hematocrit tăng cao và số lượng tiểu cầu giảm.
Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường được điều trị tại nhà, dưới sự theo dõi của cơ sở y tế. Do đó, để phòng biến chứng sốt xuất huyết, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu tập trung vào khắc phục triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và di chứng sốt xuất huyết.
- Bệnh nhân và người chăm sóc cần tự theo dõi tại nhà, tiến hành thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Trường hợp người bệnh bị sốt cao từ 39°C trở lên, cần sử dụng thuốc hạ sốt để nhanh chóng ổn định nhân nhiệt. Lưu ý, số lần và liều lượng uống cần đảm bảo đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị, vì có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết, toan máu gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Bù nước khi bệnh nhân sốt cao, nôn hoặc tiêu chảy.
- Nằm màn kể cả ban ngày, lẫn đêm để hạn chế nguy cơ bị muỗi đốt lây bệnh sang mọi người xung quanh và tăng nồng độ virus trong cơ thể người bệnh. Tham khảo thêm: Sốt xuất huyết có bị lây không
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nào như đã được đề cập ở phần trên thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào
Biến chứng sốt xuất huyết thường xảy ra trong giai đoạn nguy hiểm. Đây là dấu hiệu trở nặng của bệnh và có thể để lại di chứng sốt xuất huyết. Người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến những thay đổi bên trong cơ thể mình để kịp thời liên hệ với bác sĩ và được điều trị sớm. Các biến chứng sẽ không quá nguy hiểm nếu nhận được sự chăm sóc từ người thân.
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với VPO PHARCO để được tư vấn mua Thanh phục huyết HemoShield và PulmoAnti - VPO PHARCO “Sống khỏe từ nguồn xanh” - Cách bảo vệ sức khỏe của gia đình thân yêu!
Thông tin liên hệ:
📞 Hotline: 034 955 0629
📧 Email: vpopharco@gmail.com
🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.