TIN VPO PHARCO

Bệnh chân tay miệng ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

28.07.2022 - bởi VPOPHARCO
Bệnh chân tay miệng ở trẻ được đánh giá là một căn bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm màng não, tổn thương cơ tim,... Bài viết dưới đây của VPO PHARCO sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh chân tay miệng ở trẻ em và có cách xử lý phù hợp nhất.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ là gì?

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa – Nguyên Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bệnh tay chân miệng (BTCM) là căn bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Có hai họ virus chính thường gặp ở bệnh này chính là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71).Trong đó, nhóm virus Enterovirus 71 hiếm gặp hơn nhưng lại có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. (1)

Bệnh chân tay miệng ở trẻ là một bệnh lành tính và có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn có những trường hợp xuất hiện biến chứng khi bệnh trở nặng rất nguy hiểm. Thậm chí, tỷ lệ tử vong do mắc căn bệnh này cũng là con số đáng báo động. Đây là lời thức tỉnh để phụ huynh quan tâm đến sức khỏe của con mình nhiều hơn.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh chân tay miệng ở trẻ

Tìm hiểu chi tiết về bệnh chân tay miệng ở trẻ

Nguyên nhân trẻ bị chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackie A16 hoặc enterovirus 71 (EV71) gây ra. Trong đó, EV71 gây biến chứng nghiêm trọng hơn nhưng ít phổ biến hơn Coxsackie A16. Đây là loại virus truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ bọng nước, chất nôn, giọt bắn từ ho hoặc hắt hơi của người bệnh.

Một điểm đặc biệt là virus gây bệnh tay chân miệng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C sau 30 phút. Trong điều kiện nhiệt độ lạnh -40 độ C, virus có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài đến 3 tuần. Do đó, trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các vật dụng như đồ ăn, nước uống, mặt bàn, đồ chơi chung, ghế,... mà chứa virus gây bệnh. (2)

Ngoài virus Coxsackie A16 và EV71, bệnh tay chân miệng cũng có thể do một số chủng virus khác trong nhóm A như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) gây ra. Do đó, trẻ đã từng mắc bệnh tay chân miệng có thể tái nhiễm nhiều lần.

Vậy, bệnh tay chân miệng ở trẻ lây truyền qua con đường nào? Một số trường hợp lây bệnh chân tay miệng ở trẻ

- Học tập, vui chơi, hít thở không khi sau khi người bệnh bị ho hoặc hắt hơi. 

- Chạm hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh (dùng chung dụng cụ, ôm, hôn,...).

- Chạm vào các vật thể, bề mặt có virus như tay nắm cửa, đồ chơi,... sau đó chạm vào mắt, mũi và miệng. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ lây khi tiếp xúc gần với các bạn mắc bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ lây khi tiếp xúc gần với các bạn mắc bệnh

Đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng?

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn.

Thời điểm bùng phát bệnh khi nào?

Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành. Tuy nhiên, có hai thời điểm chính bùng phát dịch được ghi nhận là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 50.000 - 100.000 ca bị tay chân miệng được ghi nhận tại Việt Nam. Đặc biệt, khu vực phía Nam là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất và chiếm hơn 60% tổng số ca mắc trong cả nước.

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng

Có hai cách để chẩn đoán bệnh chân tay miệng: dựa vào các xét nghiệm và dựa vào các triệu chứng. 

Dựa vào các xét nghiệm

Tùy vào độ nặng của bệnh mà trẻ sẽ được thực hiện các xét nghiệm tương ứng. Một số loại xét nghiệm thường gặp: xét nghiệm máu; xét nghiệm đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi; xét nghiệm protein C; chụp cộng hưởng từ não,...

Dựa vào triệu chứng mắc bệnh

Triệu chứng cơ bản, dễ dàng nhận biết nhất của bệnh chân tay miệng ở trẻ là các vết mụn nước trên da. Tuy nhiên, các dấu hiệu này là lúc đã phát bệnh, còn trong giai đoạn ủ bệnh thì trẻ thường có một số biểu hiện như: bị đau họng, sốt, đau bụng,... 

Da của trẻ xuất hiện vết mụn đỏ, mụn nước

Da của trẻ xuất hiện vết mụn đỏ, mụn nước

Triệu chứng nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Không khó để nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ. Khi phát bệnh, vùng tay, chân, miệng của bé xuất hiện bóng nước. Các bóng nước này có đường kính từ 2 đến 10mm, thường có màu xám, hình bầu dục, không gây cảm giác đau rát. Vị trí xuất hiện các bóng nước này là ở mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng. Tuy bóng nước trong miệng không gây đau rát nhưng khi bị vỡ ra có thể dẫn đến lở loét. 

Sau khi xuất hiện bóng nước, bé có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc do đau miệng, không muốn ăn, chán ăn. Bóng nước sẽ bị xẹp và tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp, một số trẻ bị nôn ói sau khi bóng nước xẹp. 

Trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ khi bị bệnh tay chân miệng 

Trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ khi bị bệnh tay chân miệng 

Giai đoạn nhận biết bé bị chân tay miệng

Dưới đây là những giai đoạn phát triển của bệnh chân tay miệng trẻ em mà mẹ cần biết để có phương pháp điều trị cho con một cách kịp thời nhé!

Giai đoạn ủ bệnh ( 3-7 ngày)

 Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Vì các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ trong giai đoạn này chưa rõ ràng nên có thể sẽ khiến ba mẹ chủ quan không phát hiện ra bệnh hoặc nhầm lẫn với các bệnh về hô hấp khác. Một số dấu hiệu giúp ba mẹ có thể nhận thấy bé đang có biểu hiện của bệnh tay chân miệng: 

    - Thi thoảng sẽ có những cơn sốt nhẹ. 

- Trẻ bị đau họng và miệng tiết nước bọt liên tục. 

- Bé bị biếng ăn. 

- Tiêu  chảy dạng nhẹ. 

 - Một số trẻ có thể sẽ nổi hạch ở cổ hoặc ở hàm dưới. 

Biểu hiện tay chân miệng theo từng giai đoạn ủ bệnh

Biểu hiện tay chân miệng theo từng giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn khởi phát (1-2 ngày)

 Giai đoạn lúc mới khởi bệnh thường kéo dài từ 1 – 2 ngày, trẻ có triệu chứng giống như bệnh cúm như: 

- Sốt nhẹ hoặc cao.

- Cảm thấy mệt mỏi.

- Đau họng.

- Biếng ăn.

- Có thể kèm ói.

- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày. 

Trên thực tế, nhiều phụ huynh không biết chính xác số ngày trẻ bị sốt khi mắc bệnh tay chân miệng, điều này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến sự chủ quan và không xử trí kịp thời nếu như có biến chứng xảy ra.

Lưu ý:

Ở giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng, trẻ có thể sốt nhẹ và điều này có thể xảy ra ở cả giai đoạn khởi phát và toàn phát. Tuy nhiên, nếu trẻ có triệu chứng sốt cao liên tục trên 39 độ C và kéo dài từ 3 ngày trở lên, đặc biệt ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, thì đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ biến chứng viêm não.

Giai đoạn toàn phát (3-10 ngày

   Biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ trong giai đoạn này thường xuất hiện rất rõ ràng và sẽ kéo dài từ 3 đến 10 ngày: 

- Bị loét miệng. 

- Toàn thân xuất hiện các nổi phát ban ở dạng phỏng nước.

- Thường bị sốt cao và nôn ói. 

Khi ba mẹ nhận thấy con quấy khóc liên tục, sốt cao liên tục, ngủ hay giật mình thì đay đều là những triệu chứng bệnh chân tay miệng trẻ em ở mức nguy hiểm. Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. 

Biểu hiện tay chân miệng ở trẻ giai đoạn toàn phát

Biểu hiện tay chân miệng ở trẻ giai đoạn toàn phát

Giai đoạn lui bệnh (3-5 ngày)

Sau thời kỳ toàn phát nếu trẻ hồi phục hoàn toàn mà không gặp bất cứ biến chứng nào thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh. Thời kỳ cuối này kéo dài từ 3 – 5 ngày sau khi bệnh phát triển hoặc 7 ngày tính từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng (giai đoạn khởi phát).

Tuy nhiên, không phải trẻ nào mắc tay chân miệng cũng trải qua các giai đoạn phát triển giống nhau. Bệnh có thể diễn biến khác nhau và có hai thể lâm sàng khác nhau:

- Thể cấp tính: Đây là trường hợp phổ biến, trong đó bệnh phát triển qua bốn giai đoạn như đã mô tả ở trên.

- Thể tối cấp: Đây là trường hợp nghiêm trọng, bệnh tiến triển nhanh chóng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tuần hoàn - hô hấp, hôn mê và nguy cơ tử vong trong vòng 24 - 48 giờ.

- Thể không điển hình: Đây là trường hợp không có các dấu hiệu phát ban rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng, triệu chứng thần kinh / tim mạch / hô hấp mà không xuất hiện phát ban hoặc loét miệng.

Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được điều trị sớm. Hầu hết, các trường hợp BTCM đều diễn biến nhẹ và có thể chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch dẫn đến tử vong.

Phân biệt tay chân miệng với một số bệnh có biểu hiện tương tự

Tay chân miệng và một số bệnh tương tự có thể gây nhầm lẫn vì nó có một số triệu chứng tương đồng. Dưới đây là phân biệt giữa tay chân miệng và một số bệnh khác:

# Bệnh tay chân miệng Bệnh thủy đậu Zona Mụn nước

Thời gian bùng phát dịch

Hai thời điểm trong năm là tháng 3-5 và tháng 9-11. Tăng cao vào mùa đông xuân hàng năm và kéo dài cho tới mùa xuân.

Không dễ bùng phát thành đại dịch.

Có thể bị bất cứ các khoảng thời gian trong năm, nhưng không dễ bùng phát dịch.

Độ tuổi

Trẻ dưới 10 tuổi.

Trẻ em từ 5-11 tuổi.

Tất cả mọi lứa tuổi.

Tất cả mọi lứa tuổi.

Nốt ban

Bệnh tay chân nổi mụn nước có hình bầu dục và xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, gây loét miệng, họng và các triệu chứng như tăng tiết nước bọt, biếng ăn, lười bú, quấy khóc mà không gây ngứa và đau. Bệnh thủy đậu mọc nốt ban ở nhiều giai đoạn, khởi điểm từ lưng đến toàn thân, có mụn nước lõm và đục, gây ngứa, đau và nhức. Bệnh nhân có triệu chứng đau rát, sốt nhẹ, mệt mỏi và nổi nhiều mụn nước thành chùm chỉ ở một bên cơ thể, thường đi kèm với hạch sưng ở phần nách, bẹn và cổ. Một chùm mụn nước nhỏ ở quanh miệng. Mụn nước dễ vỡ, chảy dịch, đóng vảy và để lại sẹo sau khi lành.

Bảng phân biệt bệnh tay chân miệng, bệnh thủy đậu, Zona và mụn nước

Những biến chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Các biến chứng của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh, từ ngày thứ hai đến ngày thứ năm sau khi bắt đầu bị nhiễm.

Biến chứng thần kinh, tim mạch và hô hấp là những biến chứng thường gặp trong bệnh tay chân miệng và có thể xảy ra ngay từ giai đoạn đầu, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các biến chứng nguy hiểm bao gồm viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim và phù phổi cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những biến chứng này có thể gây tử vong.

Nhận biết các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Nhận biết các biến chứng của bệnh tay chân miệng

>>> Tham khảo thêm: Các biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm sau vài giờ

Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng cần nhập viện

Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bé đang ở trong tình trạng chuyển biến nặng và cần sự chữa trị của y bác sĩ. 

Quấy khóc liên tục kéo dài

Khi bị tay chân miệng, các vết mụn nước chi chít khiến trẻ khó chịu và quấy khóc cả đêm lẫn ngày. Lúc ngủ, bé thường xuyên giật mình và la khóc. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.  

Sốt cao liên tục không hạ 

Trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng, có thể bị sốt cao lên đến 39 độ. Nếu phụ huynh phát hiện bé sốt liên tục 48 giờ mà không thuyên giảm thì đây chính là biểu hiện cảnh bảo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể và có thể dẫn đến độc thần kinh. Lúc này, phụ huynh có thể xử lý sơ cấp cho bé bằng một viên thuốc hạ sốt có chứa ibuprofen và sau đó, đưa bé đến chuyên gia, bác sĩ uy tín để thăm khám. 

Bé sốt cao liên tục hàng giờ đồng hồ

Bé sốt cao liên tục hàng giờ đồng hồ - Dấu hiệu bệnh chân tay miệng trẻ em  

Hay giật mình

Đây cũng là một trong những dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. 

Nếu phát hiện trẻ có 1 trong 3 dấu hiệu trên, phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất đề kịp thời thăm khám và chữa trị nhé!

Điều trị chân tay miệng ở trẻ

Trường hợp trẻ em bị tay chân miệng chỉ có những biểu hiện nhẹ, chỉ bị nổi mụn nước hoặc loét miệng thì phụ huynh có thể theo dõi và thực hiện theo những lưu ý dưới đây:

Đối với bệnh chân tay miệng ở trẻ, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể điều trị triệu chứng và chăm sóc tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là an toàn và hiệu quả nhất. 

>>> Tham khảo thêm: Top cách trị tay chân miệng tại nhà hiệu quả, an toàn cho bé

Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, phụ huynh có thể sử dụng thuốc chứa Paracetamon để hạ sốt và giảm đau. Lưu ý, TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng thuốc có chứa thành phần aspirin. Bởi vì aspirin có thể gây hội chứng Reye ở trẻ và để lại những tổn thương não vĩnh viễn. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể dùng nước muối 0,9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể của trẻ có sức đề kháng tốt hơn, có thể chống lại virus gây bệnh. Đối với những trẻ còn trong giai đoạn bú sữa mẹ thì cách điều trị tay chân miệng tại nhà là cần tăng cường số lần bú để cấp đủ nước cho cơ thể. Trong thực đơn của bé, phụ huynh có thể bổ sung các thực phẩm như: trứng, đu đủ, dưa hấu, đậu hủ, khoai tây,... Đặc biệt, phụ huynh không nên cho bé ăn đồ cay, nóng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ.

Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh

Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để chống lại virus gây bệnh truyền nhiễm

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần vệ sinh da thường xuyên cho bé, cho bé tắm như bình thường để cơ thể luôn sạch sẽ và được sát trùng nhẹ. 

Một số sai lầm cần tránh trong cách điều trị cho bé

Gạch đầu dòng những sai lầm dưới đây cũng chính là cách để các bậc phụ huynh không mắc phải những lỗi tương tự khi điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ:

- Các mụn nước trên da trẻ thể hiện tình trạng bệnh nhẹ hơn so với mụn ẩn dưới da, phụ huynh nên bình tĩnh và tìm cách xử lý phù hợp.

- Dùng thuốc xanh bôi lên vùng mụn nước. Điều này gây khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh.

Không bôi thuốc xanh lên vùng mụn nước

Không bôi thuốc xanh lên vùng mụn nước

- Thuốc kháng sinh không phù hợp với những bé bị loét miệng, bội nhiễm. Vì lúc này, thể trạng của bé rất yếu, nếu lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng ngược, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.

- Cho trẻ uống vitamin trong giai đoạn phát bệnh. Đây là điều không cần thiết vì đôi khi sẽ cơ thể bé không thích nghi kịp và cảm thấy mệt mỏi.

- Hạn chế tắm cho trẻ. Đây là một sai lầm lớn của phụ huynh khi điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ. Việc không tắm sẽ khiến cơ thể bị ngứa ngáy, nhiễm trùng da. 

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ đúng cách

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh chân tay miệng ở trẻ vẫn chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể chăm sóc đúng cách để cơ thể kháng lại virus gây bệnh. Tham khảo một số cách chăm sóc cho trẻ bị chân tay miệng qua nội dung dưới đây.

Thực hiện cách ly cho trẻ

Do đây là căn bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh nên bé cần được cách ly ngay sau khi phát hiện mắc bệnh. Phụ huynh không nên cho bé đến trường và nhà trẻ mà chỉ nên để bé ở nhà để chăm sóc. 

Trong quá trình chăm sóc, phụ huynh cần sử dụng dụng cụ bảo hộ an toàn như khẩu trang, nước sát khuẩn để tránh lây lan cho mình và cho cả những người xung quanh. 

Giữ gìn vệ sinh

Giữ gìn vệ sinh là điều hết sức quan trọng giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh. Phụ huynh có thể: 

- Cho trẻ tắm như bình thường, không cần hạn chế tắm rửa khi bị chân tay miệng. Phụ huynh cần lưu ý, cho bé tắm trong phòng kín và nên sử dụng xà phòng sát khuẩn. 

- Các dụng cụ trẻ dùng hằng ngày như: bình sữa, dụng cụ ăn uống, đồ chơi,... cần được sát khuẩn và để ở khu vực riêng. 

- Quần áo cần được thay thường xuyên và ngâm với dung dịch sát khuẩn trước khi giặc. 

- Nghiên cứu chỉ ra rằng, virus gây bệnh có thể tồn tại trong phân đến vài tháng nên phụ huynh cần xử lý đúng nơi.

Dùng thuốc đúng cách

Đặc biệt đối với bệnh chân tay miệng ở trẻ, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này thậm chí có thể gây nên những biến chứng xấu hơn với trẻ. Vì các loại thuốc kháng sinh không thể diệt được virus chỉ có thể diệt vi khuẩn nên việc dùng thuốc chỉ khiến trẻ mệt hơn và không có bất cứ tác dụng nào. 

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể sử dụng thuốc hỗ trợ phòng ngừa điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ - Thanh phục huyết Hemo Shield. Đây là một sản phẩm nhà VPO PHARCO với công dụng là hỗ trợ điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao chỉ trong thời gian ngắn sử dụng. Thành phần của thuốc là 100% từ thiên nhiên nên rất an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Nếu phụ huynh cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến bệnh chân tay miệng ở trẻ hoặc cần tìm nhà cung cấp thuốc hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ an toàn, hiệu quả cao thì hãy liên hệ đến hotline của VPO PHARCO để trao đổi chi tiết hơn nhé!

Nguồn tài liệu tham khảo:

Hand, foot, and mouth diseases: https://www.cdc.gov/features/handfootmouthdisease/index.html.

Relapse of Hand Foot and Mouth Disease: Are We at More Risk?: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3555383/

Thông tin liên hệ: 

📞 Hotline: 034 955 0629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký