TIN VPO PHARCO

Ăn uống gì để tăng sức đề kháng? TOP 15+ Thực phẩm giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh

24.08.2022 - bởi VPOPHARCO
Ăn gì và uống gì để tăng sức đề kháng là câu hỏi mà ai cũng đều quan tâm. Qua bài viết sau đây, VPO PHARCO sẽ cung cấp một số thực đơn lành mạnh, giúp bạn khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể một cách hiệu quả.

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng tự vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, khói bụi và thay đổi thời tiết. Sự suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm sức đề kháng.

Hệ thống miễn dịch (Immune System) gồm các cơ quan, tế bào, mô và protein. Trong hệ thống này, tế bào bạch cầu đóng một vai trò rất quan trọng. Khi một tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tự động kích hoạt phản ứng miễn dịch và sản xuất các kháng thể. Các kháng thể này nhận lệnh và đi săn lùng tác nhân xâm lược để tiêu diệt chúng.

Các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ai cũng nên biết

Một số nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm:

- Mắc các bệnh lý như HIV, lupus ban đỏ, suy dinh dưỡng, rối loạn di truyền, điều trị bằng xạ trị hoặc người được cấy ghép tạng đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

- Áp lực công việc kéo dài, gây căng thẳng tinh thần và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Thiếu giấc ngủ, khiến hệ miễn dịch không được nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ.

- Dinh dưỡng không cân đối, ăn ít rau xanh và trái cây, tăng cường ăn thức ăn chế biến sẵn làm gây thiếu hụt dưỡng chất và vitamin quan trọng cho hệ miễn dịch.

- Uống ít nước, gây khô mũi họng và khó khăn trong việc loại bỏ chất độc qua đường tiểu.

- Sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch.

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

Có một số biểu hiện thông thường cho thấy sức đề kháng và hệ thống miễn dịch suy yếu, bao gồm:

- Vấn đề về hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy và các vấn đề liên quan khác.

- Nhiễm trùng xảy ra thường xuyên, ví dụ như mắt đỏ, viêm tai, viêm xoang, nhiệt miệng, cảm lạnh, bệnh nướu răng mãn tính (viêm nướu), viêm phổi và nhiễm trùng nấm men.

- Vết thương mất thời gian để lành hoặc không lành hoàn toàn.

- Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên một cách thường xuyên, bạn nên thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng và có thể yêu cầu xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân và đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp.

Hậu quả đáng lo ngại khi cơ thể suy giảm sức đề kháng

Khi sức đề kháng suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi virus và gây ra các bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng. 

- Tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm: Dễ dàng mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng cấp và viêm mũi dị ứng.

- Thời gian hồi phục chậm: Quá trình hồi phục kéo dài sau khi mắc bệnh hoặc chấn thương, có thể làm gia tăng nguy cơ biến chứng và kéo dài thời gian điều trị.

- Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột: Khi hệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng, có thể xảy ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, viêm ruột và rối loạn tiêu hóa khác.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Sức đề kháng yếu có thể góp phần vào sự phát triển và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư và bệnh tự miễn.

- Khó khăn trong việc phản ứng với liệu pháp: Có thể gây khó khăn trong việc điều trị bệnh và làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Ai thường mắc phải vấn đề suy giảm sức đề kháng?

Theo B.S Phạm Mạnh Hoàn đã có 30 năm làm nghề và hiện đang công tác với vai trò Trưởng phòng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã đưa ra nhận định rằng, những đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng bao gồm:

- Người lớn tuổi: Khi già, các cơ quan liên quan đến hệ thống miễn dịch có thể hoạt động kém hiệu quả hơn và sản xuất ít tế bào miễn dịch. Điều này là do quá trình lão hóa và thoái hóa các tế bào miễn dịch.

- Người mắc các bệnh lý nguy hiểm: Những người nhiễm HIV đang trải qua hóa trị, xạ trị ung thư, đã ghép tạng hoặc có hệ miễn dịch suy giảm tự nhiên đều dễ bị ảnh hưởng đến sức đề kháng.

- Người ăn uống thiếu chất: Protein là một yếu tố quan trọng đối với sức đề kháng. Khi chế độ ăn uống thiếu protein, hệ miễn dịch có thể trở nên yếu.

- Người thường xuyên thiếu ngủ: Khi ngủ, cơ thể sản xuất protein để hỗ trợ chống lại nhiễm trùng. Thiếu ngủ có thể làm giảm sức mạnh phòng thủ miễn dịch, tạo lợi thế cho cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Lợi ích của việc tăng sức đề kháng trong phòng ngừa cảm cúm

Việc tăng sức đề kháng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cảm cúm. Dưới đây là một số lợi ích của việc tăng sức đề kháng:

Sức đề kháng giúp hạn chế sự xâm nhập của những virus

Sức đề kháng giúp hạn chế sự xâm nhập của những virus, vi khuẩn gây hại vào cơ thể

Giảm nguy cơ nhiễm bệnh

Bạch cầu là một tế bào chính, đóng vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Bạch cầu được lưu trữ trong các cơ quan như tuyến ức, lách, tủy xương, các hạch,... và liên tục lưu thông, tuần tra từng mạch máu trong cơ thể con người nhằm tìm kiếm mầm bệnh.

Đại thực bào là loại bạch cầu đảm nhận chức năng bao quanh và hấp thụ các virus, vi khuẩn gây bệnh được phát hiện. Đại thực bào được chia ra làm nhiều loại, trong đó, các loại đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ mầm bệnh bao gồm: bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào mastocyte.

Giúp triệu chứng cảm cúm nhẹ hơn và mau khỏ

Như đã trình bày ở trên, các bạch cầu trong cơ thể có khả năng phát hiện và tiêu diệt virus, vi khuẩn,... Do đó, nếu chẳng may bạn có nhiễm bệnh thì các thực bào vẫn sẽ liên tục làm việc, tiêu diệt từng tác nhân gây hại, giúp các triệu chứng bệnh, ớn lạnh trong người giảm bớt và khỏi dần.

Ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh cũ

Trong hệ miễn dịch còn có tế bào lympho - giúp cơ thể ghi nhớ những tổn thương trước đây, từ đó ngăn ngừa, không cho bệnh quay trở lại. Tế bào lympho được sản sinh từ trong tủy xương. Trong đó, tế bào lympho B có mặt tại tủy người, giúp tạo ra kháng thể và cảnh báo xâm nhập cho lympho T. Còn tế bào lympho T sau khi sinh ra thì di chuyển đến tuyến ức, giữ vai trò phá hủy các tế bào đã bị tổn thương trong cơ thể, đồng thời cảnh báo sự xâm nhập đến các bạch cầu.

Ngoài ra, các biến chủng của virus đặc biệt là virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 vẫn đang ngày càng phức tạp. Do đó, việc tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé sẽ giúp chúng ta chủ động, phòng tránh các loại cảm cúm và COVID-19 ngay từ đầu!

Tránh được nguy cơ bội nhiễm thêm các bệnh khác

Bội nhiễm là tình trạng cơ thể đang yếu do nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho các virus khác gây bệnh khác xâm nhập. 

Nếu sức đề kháng kém, cơ thể không có đủ kháng nguyên để xử lý những “cuộc xâm nhập bất ngờ” từ các virus khác thì tình trạng bội nhiễm bệnh sẽ xảy ra. Do đó, một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ hỗ trợ cơ thể sản sinh ra nhiều kháng nguyên, giúp phát huy hết khả năng để loại bỏ toàn bộ những virus gây hại.

Sức đề kháng tốt giúp cơ thể sẵn sàng chiến đấu với vi khuẩn

Sức đề kháng tốt sẽ giúp cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu với các tác nhân gây bệnh của virus cúm A

>>> Tham khảo thêm: Cúm A bao lâu thì khỏi

Ăn gì - Uống gì để tăng sức đề kháng hiệu quả nhất

Một số gợi ý về thực phẩm và đồ uống có thể giúp tăng cường sức đề kháng:

Uống gì để tăng sức đề kháng hiệu quả?

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng sức đề kháng mạnh mẽ là yếu tố quan trọng bậc nhất để phòng ngừa bệnh cảm. Vậy, chúng ta nên uống gì để tăng sức đề kháng?

Uống nước lọc đủ nước mỗi ngày

Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể, giúp nuôi dưỡng và vận chuyển các tế bào, trong đó có các bạch cầu với chức năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Cơ thể thiếu nước sẽ dễ dẫn đến kiệt sức và là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn gây hại. Vì vậy, việc uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

>> Lưu ý: Nên uống nước ấm là tốt nhất!

Sữa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên uống một số loại sữa có lợi cho hệ thống miễn dịch. Sữa được coi là loại nước giải khát có khả năng tăng cường miễn dịch nhờ cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, hãy cho trẻ bú càng nhiều càng tốt. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cao, chứa lượng kháng thể dồi dào giúp bé phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể.

Trà xanh

Trà xanh là một loại đồ uống tuyệt vời, có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG) và axit amin L-theanine. Do đó, việc uống trà xanh có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số loại trà có thể không phù hợp cho trẻ nhỏ, vì vậy các bậc cha mẹ nên xem xét kỹ trước khi cho bé sử dụng.

Các loại trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc có chức năng phòng ngừa bệnh cảm - Uống gì để tăng đề kháng?

Uống bột đậu, ngũ cốc

Uống gì để tăng sức đề kháng? Các loại nước có thành phần ngũ cốc và đậu chứa nhiều khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch, vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, sắt.

Các loại ngũ cốc chứa nhiều omega-3 giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào bạch cầu và rất có lợi cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, hạt nấu cháo cũng là một lựa chọn tuyệt vời để cung cấp dưỡng chất cần thiết mà không gây ngán.

15+ Thực phẩm tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cơ thể

Ăn uống gì để tăng sức đề kháng? Hãy cho vào thực đơn mỗi ngày với một số loại thực phẩm phổ biến và lành mạnh này.

thực phẩm cung cấp vitamin

Những thực phẩm cung cấp vitamin - Đáp án cho câu hỏi “Ăn uống gì để tăng sức đề kháng?”

Trái cây họ cam quýt

Vitamin C có tác dụng khuyến khích sản xuất tế bào bạch cầu và giúp chống nhiễm trùng. Hầu hết các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, quýt, chanh đều chứa nhiều vitamin C. Do cơ thể không tự sản xuất vitamin C, nên cần cung cấp hàng ngày. Người lớn nên uống 75mg (phụ nữ) hoặc 90mg (nam giới) vitamin C mỗi ngày. 

Hãy cho trái cây họ cam quýt vào thực đơn mỗi ngày

Ăn uống gì để tăng sức đề kháng? Hãy cho trái cây họ cam quýt vào thực đơn mỗi ngày

Đu đủ - Trái cây tăng cường sức đề kháng

Được xếp vào danh sách các loại trái cây giàu vitamin C, đu đủ còn có khả năng chống viêm nhờ chứa enzyme tiêu hóa papain. Trái đu đủ cũng là nguồn cung cấp Kali, vitamin B và Folate rất phong phú, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và duy trì sức khỏe tốt.

Đu đủ nằm trong danh sách những nhóm trái cây chứa Vitamin C

Đu đủ nằm trong danh sách những nhóm trái cây chứa Vitamin C

Tỏi

Tỏi được dân gian xem như loại thực phẩm bổ sung sức đề kháng cho cơ thể cực tốt và phổ biến trên khắp thế giới. Loại gia vị này chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và hỗ trợ chống lại nhiễm trùng. Thêm nữa, chất Allicin có trong tỏi đã được biết đến với khả năng tăng cường hệ miễn dịch. (5)

Tỏi là một trong những thực phẩm bổ sung sức đề kháng cho cơ thể cực tốt

Tỏi là một trong những thực phẩm bổ sung sức đề kháng cho cơ thể cực tốt

Gừng 

Gừng lọt vào danh sách nhóm thực phẩm tăng cường sức đề kháng vì chứa hợp chất Gingerol có công dụng chống viêm, chống oxi hóa và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Gừng cũng được biết đến làm giảm cơn đau kéo dài. 

Ăn gì để tăng sức đề kháng? Ăn gừng là một lựa chọn tuyệt vời

Ăn gì để tăng sức đề kháng? Ăn gừng là một lựa chọn tuyệt vời

Nghệ

Nằm trong nhóm thực phẩm đã được sử dụng suốt nhiều đời như một loại bài thuốc Đông y. Các nhà khoa học Đại học Texas (Hoa Kỳ) cho thấy, chất Curcumin trong nghệ có nhiều công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cực tốt. 

Cụ thể, nó giúp tiêu diệt các tác nhân có hại trong cơ thể, tăng số lượng tế bào lympho T và đại thực bào, cũng như tham gia vào việc sản xuất interleukin để củng cố sức đề kháng. Điều này rất hữu ích trong thời tiết chuyển mùa và trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát.

Củ nghệ là thần dược hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Củ nghệ là thần dược hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là thực phẩm tăng sức đề kháng phòng cảm cúm hiệu quả, bởi nó có hàm lượng vitamin C gấp ba lần so với cam và chứa một lượng lớn beta carotene. Ngoài việc giúp tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ làn da và sức khỏe của mắt thông qua sự chuyển hóa beta carotene thành vitamin A trong cơ thể.

Ớt chuông đỏ là thực phẩm tăng sức đề kháng phòng cảm cúm hiệu quả

Ớt chuông đỏ là thực phẩm tăng sức đề kháng phòng cảm cúm hiệu quả

Cải bó xôi

Cải bó xôi (Rau bina) không chỉ cung cấp vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lưu ý rằng, cách nấu chín rau bina trong thời gian ngắn sẽ giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Cải bó xôi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng

Cải bó xôi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng

Bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau củ thuộc nhóm có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, bao gồm vitamin A, C và E, cùng chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa khác. Đặc biệt, chất Sulforaphane có trong bông cải xanh có khả năng chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng và chậm quá trình suy giảm của hệ thống miễn dịch, cũng như bảo vệ niêm mạc đường hô hấp.

Bông cải xanh hỗ trợ làm chậm quá trình suy giảm của hệ thống miễn dịch

Bông cải xanh hỗ trợ làm chậm quá trình suy giảm của hệ thống miễn dịch

Sữa chua nguyên chất

Sữa chua được xem là thức uống tăng sức đề kháng có chứa hàm lượng cao lợi khuẩn và là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Không chỉ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên và kháng lại virus, nó cũng giúp duy trì thân hình cân đối và làm cho da trở nên mịn màng.

Sữa chua lên men sống kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa

Sữa chua lên men sống kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa

Hạnh nhân - Món ăn gì cải thiện đề kháng

Hạnh nhân không chỉ cung cấp vitamin mà còn chứa mangan, magiê và chất xơ. Một phần tư cốc hạnh nhân có thể được coi là một món ăn nhẹ và lành mạnh, mang lại lợi ích dinh dưỡng cho hệ thống miễn dịch.

Hạnh nhân là trái cây tăng sức đề kháng

Hạnh nhân là trái cây tăng sức đề kháng

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương là một nguồn thực phẩm tăng cường sức đề kháng tuyệt vời để bổ sung vitamin E - một chất chống oxy hóa quan trọng. Vitamin E có trong hạt hướng dương giúp cải thiện chức năng miễn dịch bằng cách ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do, có thể gây hại cho tế bào cơ thể.

Hạt hướng dương - nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin E

Hạt hướng dương - nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin E

Trà xanh - Loại quả tốt cho sức đề kháng

Trà xanh chứa ít caffeine, nên bạn có thể sử dụng nó như một thay thế cho trà đen hoặc cà phê, đồng thời cải thiện hệ thống miễn dịch. Trà xanh cũng chứa flavonoid, có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.

Trà xanh tốt cho hệ thống miễn dịch

Trà xanh tốt cho hệ thống miễn dịch

Gia cầm

Ăn uống gì để tăng sức đề kháng? Hãy thêm vào thực đơn nhóm phẩm từ thịt và trứng gia cầm. Thịt gà, vịt, ngan và các loại thịt gia cầm khác chứa nhiều vitamin B6, một chất dinh dưỡng có khả năng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch dịch thể và trung gian tế bào.

Khoảng 0,09kg thịt gà cung cấp gần 1/3 lượng vitamin B6 được khuyến nghị cho mỗi ngày. Hơn nữa, nước sốt hoặc nước dùng nấu từ xương gà có chứa gelatin, chondroitin và các chất dinh dưỡng khác có tác dụng chữa lành đường ruột và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Những thực phẩm nằm trong nhóm thức ăn từ thịt trứng, gia cầm giàu Protein

Những thực phẩm nằm trong nhóm thức ăn từ thịt trứng, gia cầm giàu Protein

Hải sản - Các loại thức ăn tăng sức đề kháng 

Một số loài động vật có vỏ chứa nhiều kẽm - một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Các loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm như: hàu, cua, tôm hùm, sò, hến có chứa nhiều kẽm.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc cung cấp kẽm quá mức được khuyến cáo có thể làm ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Số lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày là 11mg (nam giới trưởng thành) và 8mg (phụ nữ trưởng thành).

Các thực phẩm giàu đạm - protein

Món ăn gì để cải thiện sức đề kháng mùa dịch? Nên chọn thực phẩm giàu đạm - protein

Ngoài việc ăn uống đủ chất theo những thực phẩm nêu trên, bạn cũng nên quan tâm, chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì những thói quen lành mạnh. Cụ thể, bạn nên uống thuốc cảm, ngủ sớm, dậy sớm, thường xuyên tập thể thao, hạn chế uống nước lạnh - nhất là những thức uống dùng đá viên không rõ nguồn gốc,... Quan trọng nhất, mỗi cá nhân cần tập thói quen tăng cường sức đề kháng bằng cách sử dụng những loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ từ dược liệu xanh,... với những thành phần thiên nhiên, lành tính.

Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng 

Có nhiều loại vitamin và khoáng chất có thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Dưới đây là một số loại quan trọng:

Vitamin A 

Được xem là một trong những vitamin quan trọng trong hệ miễn dịch. Khi thiếu vitamin A, tuyến ngoại tiết của cơ thể không hoạt động hiệu quả, gây ra sự suy giảm khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập. Các nguồn giàu vitamin A bao gồm gấc, rau ngót, rau dền và gan gà,...

Độ tuổi Lượng vitamin A khuyến nghị
Trẻ từ 0 đến 12 tháng 400 – 500 microgam (mcg)
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi 300 mcg
Trẻ từ 4 đến 8 tuổi 400 mcg
Trẻ từ 9 đến 13 tuổi 600 mcg
Phụ nữ trưởng thành 700 mcg
Đàn ông trưởng thành 900 mcg

Bảng liều lượng vitamin A được khuyến nghị theo độ tuổi và giới tính, với đơn vị tính là mcg/ngày

Vitamin C 

Việc bổ sung đủ vitamin C sẽ giúp tăng sản xuất các protein miễn dịch quan trọng như globulin IgA và IgM, cải thiện hoạt động của bạch cầu, kích thích sự chuyển hình của các tế bào lympho và hỗ trợ việc tạo ra các kháng thể. Hầu hết vitamin C có trong rau củ như rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi và cũng có trong các loại trái cây như bưởi, đu đủ, quýt, cam và chanh,...

Độ tuổi Lượng vitamin C kiến nghị
Trẻ sơ sinh 1 đến 3 tuổi 15mg/ ngày
Trẻ 4 tuổi đến 8 tuổi 25mg/ ngày
Trẻ từ 9-13 tuổi 45mg/ ngày
Nam thiếu niên 14-18 tuổi 75mg/ ngày
Nữ thiếu niên 14-18 tuổi 65mg/ ngày
Người trưởng thành (nam) 90mg/ ngày
Người trưởng thành (nữ) 75mg/ ngày
Thiếu niên có thai 80mg/ ngày
Phụ nữ có thai 85mg/ ngày
Thiếu niên cho con bú 115mg/ ngày
Phụ nữ cho con bú 120mg/ ngày

Bảng khuyến nghị về liều lượng vitamin C theo độ tuổi, với đơn vị tính là mg/ngày

Vitamin D 

Là một loại vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến nhiều chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể là quá trình tổng hợp trong da dưới tác động của tia cực tím B. Ngoài ra, để bổ sung nguồn vitamin D, người bệnh nên tích cực tiêu thụ các thực phẩm như lòng đỏ trứng, các loại hải sản và gan cá.

Độ tuổi Lượng vitamin D khuyến nghị
Trẻ sơ sinh đến 12 tháng 10 mcg (400 IU)
Trẻ từ 1 đến 13 tuổi 15 mcg (600 IU)
Trẻ từ 14 đến 18 tuổi 15 mcg (600 IU)
Người từ 19 đến 70 tuổi 15 mcg (600 IU)
Người từ 71 tuổi trở lên 20 mcg (800 IU)
Nữ thiếu niên mang thai và cho con bú 15 mcg (600 IU)
Phụ nữ có thai và cho con bú 15 mcg (600 IU)

Bảng liều lượng thu nạp hàng ngày vitamin D (đơn vị IU - tương đương 0,025 μg vitamin D/ngày)

Vitamin E 

Vitamin E giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, ngăn chặn tiến trình Alzheimer, bảo vệ vitamin A và chất béo trong màng tế bào khỏi sự oxy hóa, tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào. Vitamin E được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau màu xanh đậm.

Độ tuổi Lượng vitamin E khuyến nghị
Từ 1 đến 3 tuổi 9 IU/ ngày
Từ 4 đến 8 tuổi 10,4 IU/ ngày
Từ 9 đến 13 tuổi 16,4 IU/ ngày
Từ 14 tuổi trở lên (nữ) 22,4 IU/ ngày
Mang thai 22,4 IU/ ngày
Cho con bú 28,5 IU/ ngày
Từ 14 tuổi trở lên (nam) 22,4 IU/ ngày

Bảng liều dùng khuyến nghị vitamin E theo độ tuổi và giới tính, được tính bằng đơn vị IU/ngày

Vitamin B 

Trong số các loại vitamin nhóm B, folate (B9) và pyridoxin (B6) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Khi thiếu folate, quá trình tổng hợp các tế bào liên quan đến hệ thống miễn dịch bị chậm lại. Vitamin nhóm B có trong một số nguồn thực phẩm như cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì,...

Độ tuổi Lượng vitamin C kiến nghị
Trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng 0,1mg/ ngày
Trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng 0,3mg/ ngày
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi 0,5mg/ ngày
Trẻ từ 4 đến 8 tuổi 0,6mg/ ngày
Trẻ từ 9 đến 13 tuổi 1,0mg/ ngày
Nam thiếu niên 14 đến 18 tuổi 1,3mg/ ngày
Nữ thiếu niên 14 đến 18 tuổi 1,2mg/ ngày
Người từ 19 đến 50 tuổi 1,3mg/ ngày
Nam giới từ 51 tuổi trở lên 1,7mg/ ngày
Nữ từ 51 tuổi trở lên 1,5mg/ ngày
Thiếu nữ và phụ nữ có thai 1,9mg/ ngày
Thiếu nữ và phụ nữ cho con bú 2,0mg/ ngày

Bảng liều lượng khuyến cáo cho việc thu nạp vitamin B6 (đơn vị: μg vitamin B6/ ngày)

Kẽm

Các kim loại kẽm trong thực phẩm có vai trò giúp phát triển và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Những ion kim loại này sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và giúp vết thương mau lành. 

Đặc biệt, nếu cơ thể thiếu kẽm thì các tế bào trong cơ thể sẽ bị suy yếu, trong đó có lympho T, lympho B và đại thực bào - những tế bào miễn dịch quan trọng của cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều kẽm bao gồm thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, hàu,..

Sắc

Sắt là một yếu tố cần thiết trong quá trình tổng hợp AND, khi thiếu sắt sẽ dẫn đến nguy cơ mắc phải bệnh nhiễm khuẩn tăng lên. Bởi vì, sắt tác động đến hệ miễn dịch thông qua việc tương tác với các tế bào trung gian, hơn là tác động trực tiếp lên các miễn dịch dịch thể.

Những thực phẩm cung cấp nhiều sắt như mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,...

Các thực phẩm chứa selen

Mặc dù cơ thể cần rất ít selen nhưng đây lại là một nguyên tố vô cùng quan trọng cho hệ miễn dịch của con người. Hàm lượng selen thấp sẽ dẫn đến nguy cơ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, tăng khả năng hoạt động của virus gây hại, nghiêm trọng hơn là có thể biến những mầm bệnh vô hại trở nên nguy hiểm.

Selen thường có nhiều trong các thực phẩm chứa đạm, bao gồm: thịt bò, cá hồi, hàu, nấm đông cô, đậu phụ,...

Áp dụng nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế

Để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng chống lại dịch bệnh, Bộ Y tế đề xuất người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

"4": Đảm bảo cân đối 4 yếu tố dinh dưỡng:

- Cân đối giữa 3 nhóm chất cung cấp năng lượng (carbohydrate, protein, lipid).

- Cân đối protein giữa nguồn đạm động vật và đạm thực vật.

- Cân đối lipid giữa nguồn lipid động vật và lipid thực vật.

- Cân đối giữa vitamin và khoáng chất.

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, khẩu phần ăn hàng ngày nên bao gồm một tỷ lệ protein từ 13% đến 20%, chất béo (lipid) từ 20% đến 25% và tinh bột (carbohydrate) từ 55% đến 65%.

"5": Đảm bảo sự đa dạng trong khẩu phần ăn bằng cách bao gồm ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm sau:

- Nhóm lương thực (gạo, mì) cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

- Nhóm hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,...) cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể.

- Nhóm sữa và sản phẩm từ sữa cung cấp chất đạm động vật và canxi.

- Nhóm thịt, cá, hải sản cung cấp chất đạm động vật, đặc biệt là axit amin cần thiết mà cơ thể không tổng hợp được.

- Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

- Nhóm rau và trái cây có màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau xanh đậm, cung cấp vitamin và khoáng chất chủ yếu.

- Nhóm rau củ khác như su hào, củ cải,... cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.

- Nhóm dầu ăn và mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và axit béo cần thiết cho cơ thể.

"1": Kết hợp hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm để đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.

Dược liệu xanh PulmoAnti - giải pháp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng vượt trội 

Vậy, loại thực phẩm chức năng, dược liệu xanh nào an toàn, hiệu quả, có thể sử dụng để phòng ngừa cảm cúm, COVID-19?

VPO PHARCO rất vinh dự giới thiệu đến các bạn một thực phẩm chức năng được điều chế 100% từ thiên nhiên, với các thành phần thảo mộc như: bạch biển đậu, kim ngân hoa, sắn dây, mạch môn, bạc hà, bách bộ, linh chi, cam thảo, đảng sâm,... Sản phẩm là thành quả được đúc kết từ hiệu quả của An Phong Hoàn và Bình Phế Đan - những bài thuốc y học cổ truyền được các danh y thuở xưa ghi chép lại. 

PulmoAnti có khả năng hỗ trợ điều trị những bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, sốt, ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, sổ mũi do cúm mùa, sốt siêu vi và COVID-19 gây ra. Khi sử dụng sản phẩm này, bạn sẽ cảm thấy những triệu chứng như ho khan, ho có đờm, đau rát họng, khàn tiếng,... được giảm đi đáng kể. Do có thành phần hoàn toàn tự nhiên nên PulmoAnti vô cùng an toàn, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em từ 1 tuổi, đảm bảo không gây tác dụng phụ.

Sản phẩm PulmoAnti

Sản phẩm PulmoAnti được sản xuất chính hãng tại VPO PHARCO - Uống gì để tăng sức đề kháng?

Tóm lại, ngoài việc tìm hiểu xem nên ăn, uống gì để tăng sức đề kháng thì quý bạn đọc cũng cần sử dụng những loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ để hỗ trợ sức khỏe. PulmoAnti - Thực phẩm chức năng với 100% thành phần thiên nhiên từ các loại thảo mộc, rất hân hạnh được trở thành người bạn đồng hành, giúp bảo vệ sức khỏe cho mỗi gia đình! Liên hệ ngay với chúng tôi để mua hàng qua website chính thức VPO PHARCO hoặc hệ thống phân phối trên khắp cả nước!

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 0349550629

📧 Email: vpopharco@gmail.com

🏠 Địa chỉ: Số 688, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đăng ký làm nhà phân phối VPO Pharco

Đăng ký